UBND TP Hồ Chí Minh vừa có chỉ đạo khẩn về việc tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Trước tình hình dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh vẫn còn diễn biến phức tạp, số ca nhiễm hàng ngày vẫn ở mức cao và biến chủng mới Omicron của virus SARS-CoV-2 đang lây lan nhanh ra nhiều nước trên thế giới, hiện đã xuất hiện tại các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, UBND TP Hồ Chí Minh đã có chỉ đạo khẩn tạm thời chưa thực hiện dạy học trực tiếp với học sinh lớp 1 và trẻ mầm non 5 tuổi. 


Học sinh lớp 1 tạm thời chưa đến trường học trực tiếp.

Theo đó, từ ngày 13/12, chỉ thí điểm tổ chức học tập trực tiếp cho các khối lớp 9, lớp 12 đối với cơ sở giáo dục đủ điều kiện an toàn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19  và đã  được Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của các địa phương thẩm định, phê duyệt kế hoạch phương án chống dịch COVID-19 tại đơn vị.

UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo, sau thời gian thí điểm tổ chức học tập trực tiếp đối với học sinh khối lớp 9 và lớp 12, các đơn vị y tế các quận, huyện và thành phố Thủ Đức sẽ tổng kết, rút ​​kinh nghiệm để tham mưu UBND Thành phố xem xét, có quyết định  tiếp tục mở rộng dần đối tượng hoặc tổ chức dạy học trực tiếp toàn thành phố từ ngaỳ 3/1/2022 hay không.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, để tất cả các lớp chuẩn bị đi học trực tiếp trở lại, các trường đều tổ chức lấy ý kiến, khảo sát và trao đổi rất nhiều lần để có được kết quả thống kê mà báo chí đã thông tin. Trong đó, khối lớp 9 và 12 nhận được sự đồng thuận của phụ huynh rất cao. Tuy nhiên, ở lớp 1 tỷ lệ lại rất thấp, chưa đạt 30% ủng hộ. 

Nguyên nhân, phần lớn phụ huynh đều lo lắng cho dịch còn phức tạp trong khi trẻ em học sinh lớp 1 chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19. Chưa kể, các em còn quá nhỏ, chưa có ý thức cao trong việc thực hiện các biện pháp phòng dịch COVID-19.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục