(HBĐT) - "Là trường chuyên biệt có 100% học sinh dân tộc ở lại ký túc xá, trường phổ thông dân tộc nội trú (PT DTNT) THCS&THPT huyện Đà Bắc xác định nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện song hành với công tác giảng dạy chính là nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, quản lý, giáo dục, bồi dưỡng kỹ năng sống cho học sinh. Nhờ làm tốt nhiệm vụ này, chúng tôi luôn đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trong nhà trường, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và rèn luyện tính tự lập cho học sinh DTNT” - cô Kiều Thị Nguyệt, Hiệu trưởng trường PT DTNT THCS&THPT huyện Đà Bắc trao đổi.
Học sinh trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hoà Bình) tham gia đợt tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông và được hướng dẫn kỹ năng điều khiển xe cơ giới an toàn, đúng luật.
Những năm gần đây, trường PT DTNT THCS&THPT huyện Đà Bắc tích cực triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo ANTT trong nhà trường. Ngay từ đầu năm học, nhà trường kiện toàn Ban chỉ đạo công tác bảo vệ ANTT trường học; xây dựng hệ thống hồ sơ quản lý học sinh nội trú; bố trí nhân lực trực 24/24h, 7/7 ngày; khuyến khích 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh ký cam kết thực hiện các nội quy, quy chế và xây dựng nhà trường đạt tiêu chuẩn "An toàn về ANTT”. Nhà trường thường xuyên tổ chức tuyên truyền đến học sinh cách phòng, chống các tệ nạn xã hội, có kế hoạch tuyên truyền hàng tháng theo chủ đề, thực hiện vào các buổi chiều sau giờ học, hoặc lồng ghép vào giờ sinh hoạt lớp, tiết chào cờ thứ Hai hàng tuần; chú trọng triển khai "Mô hình nhà trường an toàn về ANTT”… Đó là những giải pháp đồng bộ, góp phần đắc lực giúp đảm bảo an toàn, ANTT, không để xảy ra tình trạng bạo lực học đường, không có cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh phạm tội hoặc mắc tệ nạn xã hội, tạo ra môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, tích cực.
Toàn tỉnh hiện có 532 đơn vị, trường học và 151 trung tâm học tập cộng đồng; tổng số 233.111 học sinh, sinh viên và 19.081 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Cùng với mạng lưới trường học phát triển rộng khắp, công tác đảm bảo ANTT trong các cơ sở giáo dục xuất hiện nhiều thách thức, đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp, ngành cũng như toàn xã hội cùng cộng đồng trách nhiệm với ngành GD&ĐT. Đáng ghi nhận là nỗ lực tăng cường sự phối hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong lĩnh vực GD&ĐT, trọng tâm là sự phối hợp giữa 2 ngành Giáo dục và Công an để triển khai công tác giáo dục pháp luật, đảm bảo ANTT trong các cơ sở giáo dục quốc dân.
Đồng chí Bùi Thị Kim Tuyến, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Sau khi Thông tư liên tịch số 06/2015 giữa Bộ Công an và Bộ GD&ĐT được ban hành, Sở GD&ĐT và Công an tỉnh đã ban hành Quy chế phối hợp số 539/2016 về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong ngành GD&ĐT. Sự phối hợp được triển khai từ cấp tỉnh đến cơ sở, phù hợp với tình hình thực tế. Hàng năm, Sở GD&ĐT và Công an tỉnh phối hợp tổ chức hội nghị tổng kết công tác ANTT phối hợp giữa 2 ngành, qua đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ tiếp theo nhằm thực hiện quy chế phối hợp thường xuyên, đạt hiệu quả bền vững.
Đối với lực lượng Công an, thực hiện Quy chế phối hợp số 539/2016 đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên. Hàng năm, các phòng chức năng Công an tỉnh, Công an các huyện, thành phố phối hợp các đơn vị, trường học tổ chức hội nghị triển khai công tác ANTT tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên (HSSV) để quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức. Định kỳ hàng năm, Công an tỉnh chỉ đạo các phòng chức năng phối hợp Sở GD&ĐT, các đơn vị, trường học tổ chức tuyên truyền về công tác đảm bảo ANTT, chú trọng phát triển mô hình "Nhà trường tự quản về ANTT”, "Xây dựng trường học an toàn không ma túy”… Qua đó nâng cao nhận thức về pháp luật cho cán bộ, giáo viên, HSSV, hạn chế gia tăng vi phạm pháp luật trong ngành GD&ĐT. Đây tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới, góp phần tích cực đảm bảo TTATXH, đấu tranh phòng, chống các vi phạm pháp luật trong ngành GD&ĐT nói riêng, trong các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung.
Thu Trang
Sau 1 tuần đón sinh viên trở lại trường học trực tiếp, số ca nhiễm COVID-19 tăng lên, nhiều trường đại học nhanh chóng thông báo tạm dừng học trực tiếp.
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn 1151/VPCP-KGVX ngày 23/2 gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc nghiên cứu giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (cao đẳng, trung cấp).
(HBĐT) - Trường mầm non Sao Sáng, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) vừa ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên là một cô giáo. Hiện, công tác phòng, chống dịch (PCD) đang được siết chặt với quyết tâm ngăn chặn sự lây nhiễm trong nhà trường. Trong thời gian tạm đóng cửa trường học (từ ngày 21 đến dự kiến hết ngày 27/2), nhà trường tập trung rà soát các điều kiện PCD, cán bộ y tế kiểm kê số lượng thuốc men, đồ chuyên dụng, dọn dẹp tinh tươm phòng y tế và phòng cách ly tạm thời; cùng với đó, các cô giáo không thuộc diện F1 được huy động đến trường để dọn dẹp lớp, sắp xếp đồ đạc tinh tươm, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để thời gian tới nhà trường có thể tổ chức dạy học trực tiếp và ứng phó linh hoạt với tình hình dịch Covid-19.
(HBĐT) - Hai tuần sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các trường học trên địa bàn tỉnh quay trở lại với nhiệm vụ năm học 2021 - 2022. Tổ chức dạy học trực tiếp trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều ca mắc Covid-19 xuất hiện trong trường học và có dấu hiệu gia tăng đòi hỏi ngành GD&ĐT cấp bách triển khai các kịch bản ứng phó. Tùy điều kiện từng nơi, các nhà trường đã linh hoạt thích ứng, không chủ quan và tránh gây hoang mang cho phụ huynh, học sinh.
Tối 22/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về tình hình tổ chức dạy trực tiếp ở các địa phương. Theo đó, tỷ lệ học sinh đi học trực tiếp trên cả nước đạt 78,86%.