Văn phòng Chính phủ vừa có công văn 1151/VPCP-KGVX ngày 23/2 gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc nghiên cứu giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (cao đẳng, trung cấp).
Học sinh trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh trở lại trường học.
Theo đó, dựa trên xét đề nghị của UBND tỉnh Tiền Giang tại văn bản số 6664/UBND-KGVX về việc tiếp tục để các trường Cao đẳng, Trung cấp trên địa bàn được giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên và ý kiến của các cơ quan: Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Thành phố Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, tiếp thu ý kiến Bộ Tư pháp để khẩn trương có văn bản hướng dẫn các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học tham gia tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông để bảo đảm quyền lợi học tập liên thông, suốt đời của người học đúng với tinh thần chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Thông báo số 76/TB-VPCP ngày 8/4/2021 của Văn phòng Chính phủ.
Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan để khẩn trương hoàn thiện và ban hành văn bản quy định việc dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, cơ quan có liên quan biết, thực hiện.
Trước đó, các trường cao đẳng, trung cấp đã nhiều lần kiến nghị học sinh đã có giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông (THPT) được học bổ sung các môn học còn thiếu của chương trình giáo dục phổ thông để tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Theo Baotintuc.vn
(HBĐT) - Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 trên địa bàn TP Hòa Bình, nhiều cơ sở mầm non tư thục liên tục phải tạm dừng đón trẻ, cao điểm có thời gian kéo dài trên 3 tháng. Học sinh nghỉ học, đội ngũ cán bộ, giáo viên, cô nuôi dạy trẻ rơi vào tính trạng thất nghiệp, không có thu nhập... Thực tế cho thấy, "cơn bão” Covid-19 khiến nhiều cơ sở mầm non tư thục lao đao, đứng trước nguy cơ phải đóng cửa.
Tối 21/2, thông tin về tình hình tổ chức dạy học trực tiếp, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên một số tỉnh, thành phố đã quyết định lùi thời gian tổ chức dạy học trực tiếp.
(HBĐT) - Bước sang tuần thứ 3 sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, toàn bộ học sinh các trường mầm non, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục trên địa bàn thành phố Hòa Bình vẫn tiếp tục nghỉ học cho đến khi có thông báo mới của Phòng GD&ĐT thành phố. Đối với nhiều gia đình, mặc dù phải chật vật xoay sở việc trông con nhưng phụ huynh đồng thuận với quyết định của ngành GD&ĐT, bởi vấn đề quan trọng nhất là cần giữ gìn sức khỏe cho trẻ nhỏ.
(HBĐT) - "Vừa đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch (PCD) vừa hoàn thành kế hoạch năm học”. Đó là mục tiêu kép ngành GD&ĐT phấn đấu hoàn thành trong năm học 2021 - 2022. Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các đơn vị, trường học khẩn trương quay lại guồng công việc, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm của học kỳ II đảm bảo linh hoạt, hiệu quả, phù hợp tình hình dịch Covid-19 tại địa phương.
(HBĐT) - Hai năm gần đây, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng hoạt động giáo dục thể chất trong các nhà trường được ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Đà Bắc xem là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt. Nhờ đó, đã đóng góp vào mục tiêu giáo dục toàn diện, tạo sân chơi bổ ích, môi trường rèn luyện giúp các em có sức khoẻ, đồng thời thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch trong nhà trường.