Tối 22/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về tình hình tổ chức dạy trực tiếp ở các địa phương. Theo đó, tỷ lệ học sinh đi học trực tiếp trên cả nước đạt 78,86%.
Đối với cấp học mầm non, có 50 tỉnh, thành phố đã tổ chức dạy học trực tiếp; 13 tỉnh, thành phố hiện dừng dạy học trực tiếp do dịch bệnh diễn biến phức tạp tại các địa phương: thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng (tổ chức cho đi học tại hai quận Thanh Khê và Sơn Trà), Tiền Giang (trẻ 5 tuổi tổ chức cho đi học từ 21/2, trẻ dưới 5 tuổi tổ chức từ ngày 24/2), Bạc Liêu (trẻ 5 tuổi tổ chức cho đi học từ 21/2, trẻ dưới 5 tuổi tổ chức từ ngày 28/2), An Giang, Phú Yên, Lào Cai, Tuyên Quang, Đắk Nông, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hưng Yên (Tỉnh Đắk Lăk có thành phố Buôn Mê Thuột dừng dạy học trực tiếp).
Cấp tiểu học có 52 tỉnh, thành phố đã tổ chức dạy học trực tiếp; 11 tỉnh, thành phố hiện dừng dạy học trực tiếp do dịch diễn biến phức tạp: An Giang (khối lớp 1, 2), Tiền Giang (khối lớp 3, 4), thành phố Hà Nội (12 quận nội thành), Đắk Lắk (thành phố Buôn Mê Thuột), Lào Cai, Tuyên Quang, Hưng Yên, Đắk Nông, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh.
Cấp trung học cơ sở có 59 tỉnh, thành phố đã tổ chức dạy học trực tiếp; 4 tỉnh, thành phố dừng dạy học trực tiếp do dịch diễn biến phức tạp: Phú Thọ, Lào Cai, Vĩnh Phúc, thành phố Hà Nội (khối lớp 6 của 12 quận nội thành).
Cấp trung học phổ thông có 62 tỉnh, thành phố đã tổ chức dạy học trực tiếp; 1 tỉnh Lào Cai dừng dạy học trực tiếp do dịch diễn biến phức tạp.
Theo Nhandan.com.vn
(HBĐT) - "Vừa đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch (PCD) vừa hoàn thành kế hoạch năm học”. Đó là mục tiêu kép ngành GD&ĐT phấn đấu hoàn thành trong năm học 2021 - 2022. Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các đơn vị, trường học khẩn trương quay lại guồng công việc, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm của học kỳ II đảm bảo linh hoạt, hiệu quả, phù hợp tình hình dịch Covid-19 tại địa phương.
(HBĐT) - Hai năm gần đây, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng hoạt động giáo dục thể chất trong các nhà trường được ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Đà Bắc xem là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt. Nhờ đó, đã đóng góp vào mục tiêu giáo dục toàn diện, tạo sân chơi bổ ích, môi trường rèn luyện giúp các em có sức khoẻ, đồng thời thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch trong nhà trường.
Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương phối hợp các nhà xuất bản và đơn vị liên quan bảo đảm cung ứng sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 đủ số lượng, đúng tiến độ đến cơ sở giáo dục phổ thông, đáp ứng nhu cầu của giáo viên, phụ huynh và học sinh trên địa bàn trước ngày 15/8; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chậm, thiếu sách giáo khoa năm học 2022-2023 trên địa bàn.
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam hoan nghênh kế hoạch mở cửa trường học trên phạm vi toàn quốc ở tất cả các cấp của Chính phủ Việt Nam sau thời gian dài đóng cửa do đại dịch COVID-19.
Hiện tại, các đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tới một số điểm trường ở địa phương để kiểm tra tình hình học trực tiếp. Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho rằng, tùy điều kiện từng nơi có thể linh hoạt trong việc truy vết sâu, khoanh vùng hẹp nếu phát hiện F0 trong trường học.