Huyện Yên Thủy: Linh hoạt, thích ứng trong dạy và học thời Covid-19
Thứ năm, 17/3/2022 | 9:45:15 Sáng
(HBĐT) - Năm học 2021 - 2022, ngành GD&ĐT huyện Yên Thủy có 34 trường học, trong đó có 13 trường mầm non, 8 trường tiểu học, 8 trường THCS và 5 trường TH&THCS, với tổng số 553 lớp, 15.106 học sinh, 1.367 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Để tiếp tục ứng phó linh hoạt với tình hình dịch Covid-19, đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch (PCD), với phương châm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của cán bộ, giáo viên, học sinh là trước hết, trên hết, Phòng GD&ĐT huyện đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục chủ động, linh hoạt tổ chức dạy học theo hình thức phù hợp.
Trường tiểu học Đa Phúc (Yên Thủy) thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch trong dạy và học.
Theo đó, tất cả các trường mầm non trên địa bàn huyện đều cho các cháu nghỉ học. Học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 tổ chức dạy học trực tuyến, giao bài tự học. Học sinh từ lớp 7 trở lên thực hiện linh hoạt việc dạy học trực tiếp, trực tuyến hoặc kết hợp cả 2 hình thức trên theo tình hình dịch bệnh từng trường, từng khối, lớp.
Đồng chí Vũ Thị Kim Thoa, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện cho biết: Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, căn cứ văn bản chỉ đạo của cấp trên, của huyện, chúng tôi đã chỉ đạo các nhà trường kịp thời thích ứng linh hoạt với tình hình. Đối với các trường thuộc vùng dịch cấp độ 1, 2, các nhà trường kết hợp dạy trực tiếp và giao bài. Đối với các trường thuộc cấp độ 4, chúng tôi chỉ đạo nghiêm việc dạy trực tuyến qua zalo, zoom và qua google meet để vừa đảm bảo công tác giảng dạy của giáo viên, vừa đảm bảo kiến thức cho học sinh.
Tại trường tiểu học và trường THCS Yên Lạc, thị trấn Hàng Trạm, địa phương thuộc vùng dịch cấp độ 4, các nhà trường đã thực hiện nghiêm biện pháp phòng dịch; tổ chức cho học sinh học trực tuyến đảm bảo đồng bộ, hiệu quả. Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hương, Hiệu trưởng trường THCS Yên Lạc cho biết: Xác định công tác PCD Covid-19 là trên hết nên khi thị trấn Hàng Trạm có dịch cấp độ 4, chúng tôi đã triển khai phương án dạy trực tuyến luôn, vừa đảm bảo phòng dịch vừa đảm bảo tiến trình dạy và học của nhà trường”. Cô giáo Dương Thị Thanh Hương, giáo viên trường tiểu học Yên Lạc chia sẻ: Mặc dù nhà trường, cán bộ, giáo viên đã cố gắng hết sức như việc đầu tư nâng cấp hệ thống mạng internet, tự học hỏi tìm hiểu phương pháp dạy học online, nhưng chất lượng dạy học online cũng còn một số hạn chế như đường truyền mạng kém, học sinh tiểu học, nhất là các lớp 1, 2 còn nhỏ nên việc học qua mạng internet cũng chậm hơn”.
Đối với các trường vùng 135, thuộc xã có dịch cấp độ 2 như trường tiểu học Đa Phúc, với tinh thần tất cả vì tương lai con em chúng ta, nhà trường đã thực hiện tốt công tác giảng dạy theo tình hình dịch bệnh của từng lớp. Cô giáo Bùi Thị Thương, giáo viên trường tiểu học Đa Phúc cho biết: Để thích ứng với cấp độ dịch, nhà trường đã xây dựng các phương án giảng dạy, học tập theo từng lớp, từng khối, lớp nào giáo viên là F0 thì dạy trực tuyến ở nhà, lớp có học sinh F0, F1 cho các em nghỉ học trực tuyến ở nhà. Trên lớp giáo viên vẫn giảng bài bình thường, đồng thời quay zalo, google meet cho các em học trực tuyến luôn với các bạn trên lớp”.
Như vậy, để đảm bảo công tác dạy và học thích ứng, linh hoạt với dịch Covid-19, Phòng GD&ĐT huyện Yên Thủy đã chỉ đạo các đơn vị, trường học chuẩn bị tốt điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị PCD đáp ứng yêu cầu dạy và học. Tùy theo diễn biến tình hình dịch bệnh, các đơn vị, trường học áp dụng phương án dạy học phù hợp, bảo đảm các nội dung chương trình dạy học, vừa làm tốt PCD, tránh tình trạng lây lan, bùng phát dịch bệnh trong trường học.
Với quy chế đào tạo tín chỉ, sinh viên ngày càng có nhiều cơ hội để học tập thêm các kiến thức khác ngoài ngành học chính. Cụ thể sinh viên được học cùng lúc hai trường.
Đẩy mạnh hợp tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, phù hợp với nhu cầu các doanh nghiệp, địa phương đã và đang được các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng triển khai. Trong đó, đặc biệt chú trọng đào tạo nhân lực công nghệ số.
Vừa phải kiểm tra bù môn học bị thiếu vừa phải chuẩn bị kiểm tra tập trung theo kế hoạch của nhà trường, điều này tạo ra áp lực thi cử rất lớn với học sinh F0 bị nhiễm Covid-19.
Với 8 ngành đào tạo được kiểm định bởi tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín (AUN-QA, ABET...) và các tổ chức kiểm định của Việt Nam, lần đầu tiên, sinh viên đại học chính quy ngành đúng, tốt nghiệp loại khá trở lên được xét tuyển thẳng học cao học tại Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).