(HBĐT) - Là tỉnh đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) chiếm đa số, do vậy, cùng với huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho người dân thì việc quan tâm, chăm lo công tác giáo dục vùng dân tộc được tỉnh đặc biệt coi trọng để phát triển KT-XH.


Trường TH&THCS Ngòi Hoa, xã Suối Hoa (Tân Lạc) được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Những năm qua, các cấp, ngành đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt định hướng về lĩnh vực đào tạo và dạy nghề cho vùng ĐBDTTS. Mạng lưới trường, lớp các cấp học, bậc học được củng cố, đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Sau sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, công tác rà soát, sắp xếp mạng lưới các trường, lớp học đã được quan tâm. 100% xã, phường, thị trấn có trường lớp từ mầm non đến THCS. UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo việc chăm lo phát triển giáo dục vùng khó khăn, giáo dục dân tộc. Đặc biệt là các huyện có đông ĐBDTTS đã có hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT), tạo điều kiện cho con em các dân tộc được học tập có chất lượng. Hiện, toàn tỉnh có 11 trường PTDTNT THCS&THPT, 1 trường PTDTNT THCS, 1 trường PTDTNT THPT tỉnh, 3 trường PTDTBT THCS, 9 trường PTDTBT TH&THCS. 

Tháng 12/2021, thầy và trò trường TH&THCS Ngòi Hoa, xã Suối Hoa    (Tân Lạc) vui mừng được tiếp nhận 1 dãy nhà 2 tầng với 6 phòng học khang trang. Nhà trường cũng được làm sân mới và xây tường bao, đảm bảo khuôn viên sạch đẹp, an toàn. Thầy hiệu trưởng Phạm Trung Thành phấn khởi chia sẻ: Nhờ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và ngành giáo dục, nhà trường đã có cơ sở vật chất đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học. Năm học 2021 - 2022 cũng là năm đầu tiên các chi lẻ được chuyển về điểm trường trung tâm, giúp tất cả học sinh có môi trường học tập tốt nhất. Với đặc thù học sinh cơ bản là con em DTTS, do vậy, thời gian qua, nhà trường không chỉ chú trọng nâng cao chất lượng 2 mặt giáo dục mà còn đặc biệt quan tâm thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách dân tộc thông qua việc triển khai chế độ hỗ trợ bán trú và tiền đi lại cho các em. Nhà trường cũng có hoạt động thiết thực giúp đỡ học sinh nghèo. Nhờ đó, chất lượng giáo dục dần nâng cao, không còn tình trạng học sinh bỏ học.

Có thể nói, với việc thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách ưu đãi đối với học sinh diện chính sách xã hội, học sinh vùng DTTS, miền núi, vùng KT-XH đặc biệt khó khăn đã tạo cơ hội học tập cho các em. Theo đó, những năm qua, triển khai chế độ học sinh được hưởng theo Nghị định số 116/2016/ NĐ-CP, ngày 18/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ, toàn tỉnh đã hỗ trợ trên 9.650 học sinh bán trú của các trường tiểu học, THCS, TH&THCS với tổng kinh phí gần 52.552,8 triệu đồng; hỗ trợ hơn 1.900 học sinh bán trú của 12 trường PTDTBT trên 14.088 triệu đồng; hỗ trợ hơn 4.920 học sinh các trường THPT trên 32.613 triệu đồng. Cấp học bổng và hỗ trợ các chế độ khác cho học sinh các trường PTDTNT theo Thông tư liên tịch số 109/TTLT/BTC- GDĐT, ngày 29/5/2009 của Bộ Tài chính và Bộ GD&ĐT cho 4.087 học sinh, tổng kinh phí trên 71 tỷ đồng. Hỗ trợ 8 sinh viên là người DTTS học tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng theo Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg, ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ, 62 triệu đồng và một số chế độ khác.

Song song với đó, các nhà trường tập trung thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học; tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục; công tác giáo dục dân tộc được quan tâm đầu tư. Đồng thời đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, thúc đẩy việc học tập của người lớn; quan tâm xóa mù chữ cho ĐBDTTS và người dân ở vùng đặc biệt khó khăn. Trong 3 năm 2018 - 2021 đã mở được 6 lớp giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ với 125 học viên là người DTTS; đa dạng hình thức học sau xóa mù chữ thông qua học chuyên đề tại các Trung tâm học tập cộng đồng theo hình thức không cấp lớp phù hợp với đối tượng, thu hút nhiều người theo học, chống tái mù chữ cho học viên mới biết chữ.

Với việc chăm lo phát triển giáo dục vùng dân tộc đã góp phần tích cực nâng cao trình độ dân trí, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền. Đến nay, toàn tỉnh có 128/129 xã đạt tiêu chí về giáo dục trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Thu Hiền

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục