Theo bảng xếp hạng Nature Index mới nhất, Việt Nam đạt vị trí 46 toàn cầu và thuộc nhóm 10 nước dẫn đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhưng đó mới là phần nổi của tảng băng...
Mới đây, Tổ chức Nature Portfolio trực thuộc Tập đoàn xuất bản Springer Nature vừa công bố Nature Index 2022. Đây là bảng xếp hạng quốc gia và đơn vị nghiên cứu theo thành tích công bố trên một nhóm nhỏ tạp chí khoa học uy tín nhất thuộc 4 lĩnh vực: hóa học, khoa học vật lý, khoa học sự sống, khoa học trái đất và môi trường.
Hội thảo về đổi mới, sáng tạo trong nghiên cứu vật lý do Hội Vật lý Việt Nam tổ chức tại Trường ĐH Phenikaa, đơn vị có hoạt động nghiên cứu vật lý phát triển mạnh ở Việt Nam. QUÝ HIÊN
Vị trí 10 khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Trong số 175 quốc gia/vùng lãnh thổ được thống kê trong Nature Index, chỉ có 50 quốc gia/vùng lãnh thổ là được xếp hạng toàn cầu. Việt Nam nằm trong danh sách 50 quốc gia/vùng lãnh thổ này, cụ thể là ở vị trí thứ 46, với tổng chỉ số đóng góp trong các bài báo là 26,54, xếp ngay trên Croatia, Iceland, Slovakia, Romania.
Riêng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đạt vị trí thứ 10, xếp trên một số nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Philippines... Thái Lan tuy ở ngay trên Việt Nam (thứ 9) nhưng chỉ số đạt được (65,5) cao gấp nhiều lần Việt Nam (trong danh sách toàn cầu, Thái Lan ở vị trí 40). Singapore (chỉ số 618,81) dẫn đầu Đông Nam Á, xếp thứ 17 thế giới, thứ 6 châu Á - Thái Bình Dương.
Điểm khác biệt quan trọng của Nature Index so với nhiều bảng xếp hạng khác là việc chọn lọc dữ liệu. Thay vì sử dụng kết quả công bố khoa học trên toàn bộ hàng chục ngàn tạp chí thượng vàng hạ cám của Web of Science (WoS) hay Scopus (những cơ sở dữ liệu tổng hợp các tạp chí khoa học thế giới), hoặc một số lượng rất lớn tạp chí trong 2 danh mục này để xếp hạng, Nature Index chỉ thống kê các bài báo công bố trên 82 tạp chí danh tiếng nhất. Để chọn ra 82 tạp chí này, Nature Index đã hỏi ý kiến 6.500 nhà khoa học khắp thế giới xem đâu là những tạp chí hàng đầu mà họ mong muốn công bố các công trình của họ. Nature Index đề nghị các nhà khoa học lựa chọn những tạp chí uy tín nhất theo đánh giá của họ mà không cần quan tâm đến các chỉ số trắc lượng của tạp chí, chẳng hạn như hệ số ảnh hưởng (impact factor).
82 tạp chí tốt nhất được các nhà khoa học lựa chọn bao gồm cả các tạp chí đa ngành lẫn một số tạp chí chuyên ngành. Nhóm 82 tạp chí này tuy chỉ chiếm dưới 5% về mặt số lượng nhưng đóng góp tới gần 30% tổng số trích dẫn của tất cả các tạp chí khối ngành khoa học tự nhiên nằm trong WoS. Do cách làm này, dữ liệu từ Nature Index có thể cho thấy phần nào bức tranh nghiên cứu chất lượng cao trong khối ngành khoa học tự nhiên tại mỗi quốc gia và đơn vị nghiên cứu.
Giấc mơ nhóm 500 đơn vị nghiên cứu hàng đầu thế giới
Ở phạm vi quốc gia, Việt Nam đạt vị trí khả quan nhưng xét về đơn vị nghiên cứu, chúng ta chưa có một trường, viện nào lọt được vào Top 500 đơn vị nghiên cứu hàng đầu thế giới trong Nature Index (tổng số đơn vị nghiên cứu có tên trong Nature Index là khoảng hơn 10.000). Riêng trong nhóm 500 cơ sở nghiên cứu hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chúng ta có đại diện duy nhất là Trường ĐH Phenikaa ở vị trí 391.
Tuy nhiên, với chỉ số đóng góp trong các công trình là 7,10, Trường ĐH Phenikaa vẫn còn cách xa cơ sở nghiên cứu xếp cuối cùng trong Top 500 thế giới là ĐH Nữ giới Hoa Lê (Ewha Womans University) của Hàn Quốc (chỉ số 28,24). Vì thế, việc Trường ĐH Phenikaa lọt vào nhóm 500 đơn vị nghiên cứu hàng đầu thế giới chưa phải là chuyện có thể sớm xảy ra.
Nếu lọc danh sách đơn vị nghiên cứu của riêng Việt Nam, 10 đơn vị dẫn đầu lần lượt là: Trường ĐH Phenikaa, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, Trường ĐH Duy Tân, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Học viện Kỹ thuật quân sự, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam. Trong số 10 cơ sở nghiên cứu dẫn đầu Việt Nam, chỉ có 4 trường, viện có nhiều hơn 10 bài báo công bố trên nhóm 82 tạp chí của Nature Index, đó là Trường ĐH Phenikaa (13 bài), Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (57 bài), Trường ĐH Duy Tân (15 bài) và ĐH Quốc gia Hà Nội (18 bài).
Như chúng tôi đã nói trên đây, Nature Index là một bảng xếp hạng đặc biệt, chỉ tập trung đánh giá nghiên cứu chất lượng cao. Thậm chí, hơn cả một bảng xếp hạng, Nature Index là cơ sở dữ liệu mở thống kê kết quả công bố khoa học của các quốc gia và đơn vị nghiên cứu cũng như mạng lưới hợp tác khoa học toàn cầu. Trong khi các bảng xếp hạng khác chỉ cho biết kết quả xếp hạng chứ không chia sẻ dữ liệu dùng để xếp hạng, Nature Index công khai dữ liệu và thông tin chi tiết đến từng bài báo. Nhờ có dữ liệu này, chúng tôi phân tích sâu hơn và phát hiện nhiều thông tin đáng suy nghĩ. Các kết quả xếp hạng trên chỉ là phần nổi, còn phần chìm phản ánh phần nào thực lực nghiên cứu chất lượng cao của các trường, viện ở Việt Nam.
Theo Báo Thanh Niên
(HBĐT) - Sáng 16/6, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến ngành GD&ĐT đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quý II, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm quý III/2022.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non năm 2022, gồm 27 điều, có hiệu lực từ ngày 22/7. Quy chế tuyển sinh năm nay có 8 điểm mới, nhằm khắc phục những bất cập đã xảy ra trong năm 2021, tạo điều kiện tối đa cho người học.
(HBĐT) - Ngày 14/6, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non, giai đoạn 2020 - 2024”.
Ngày 9/6, Tổ chức xếp hạng QS (Quacquarelli Symonds) đã công kết quả Bảng xếp hạng đại học thế giới QS World University Rankings 2023 - QS WUR 2023.
(HBĐT) - Sáng 9/6, kết quả (đợt 1) kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ năm học 2022 - 2023 được công bố. Qua kỳ thi này, trường Hoàng Văn Thụ tuyển mới 500 học sinh lớp 10, phân bổ vào 12 lớp chuyên, 1 lớp không chuyên Tự nhiên, 1 lớp không chuyên Ngoại ngữ. Trong 3 ngày (từ 4 - 6/6), kỳ thi được tổ chức đảm bảo an toàn, khách quan, đúng quy chế.
(HBĐT) - Mấy năm gần đây, du lịch giáo dục, hay còn gọi là du lịch học đường trên địa bàn tỉnh được phát triển như một xu hướng. Nhiều doanh nghiệp lữ hành, cơ sở du lịch phối hợp với các nhà trường tổ chức chương trình du lịch trải nghiệm phù hợp với từng lứa tuổi học sinh vào các ngày nghỉ, kỳ nghỉ. Qua đó giúp trẻ được vui chơi, giảm áp lực học tập, vừa tìm hiểu, trau dồi kiến thức, kỹ năng thực hành trong cuộc sống. Tuy nhiên, vì mới mẻ nên việc tổ chức các tour có phần xô bồ, chất lượng chưa cao.