(HBĐT) - Đối với thầy và trò trường THPT Nam Lương Sơn, huyện Lương Sơn, dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay thật đặc biệt. Hòa chung khí thế hân hoan của cả nước hướng tới chào mừng 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022), trường phấn khởi tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập (1992 - 2022). Trong niềm vui chung của ngày hội truyền thống, có những niềm vui rất riêng.


Với sự đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, trường THPT Nam Lương Sơn phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn.

Thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hiệu trưởng trường THPT Nam Lương Sơn xúc động ôn lại truyền thống: Nhà trường được thành lập theo Quyết định số 193/QĐ-UBND, do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bạch Công Điệu ký ngày 02/7/1992, lấy tên gọi là trường Phổ thông cấp II - III Nam Lương Sơn, tiền thân là trường THCS Thành Lập. Đến năm học 2000 - 2001, khi tách cấp II - III thì đổi tên thành trường THPT Nam Lương Sơn và giữ nguyên tên từ đó đến nay. Đi qua chặng đường 30 năm, trường đã có nhiều thay đổi. Từ một mái trường đơn sơ chỉ có vài phòng học cấp 4 tạm bợ dành cho 9 lớp học, trên 200 học sinh và 24 cán bộ, giáo viên, nhân viên trong năm học đầu tiên 1992 - 1993, đến nay, trường vươn lên trở thành một trong những trường trọng điểm chất lượng của huyện và tỉnh. Với quy mô 21 lớp học, trên 750 học sinh, nhà trường hiện có khuôn viên sư phạm khang trang, sạch đẹp, hệ thống hạ tầng khá đồng bộ với tổng số 25 phòng học, 4 phòng bộ môn, 8 phòng chức năng, 15 phòng công vụ. Nhìn chung, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng tốt yêu cầu dạy và học trong giai đoạn phát triển mới. 

Trải qua chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển, trường THPT Nam Lương Sơn đã có bước trưởng thành đáng trân trọng. Trường nhiều năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến; đồng thời, giữ ổn định các chỉ số trung bình về số lượng giáo viên giỏi cấp tỉnh, học sinh giỏi các cấp (thậm chí có cả học sinh giỏi quốc tế), chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao. Riêng năm học 2021 - 2022, trường có 2 giáo viên đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; 5 tập thể học sinh được công nhận là "Tập thể học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp”; 23 học sinh giỏi cấp tỉnh; 2 học sinh đạt huy chương vàng môn điền kinh tại Hội thi Điền kinh khối học sinh cả nước; tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 99,61%; trên 35 học sinh thi đỗ đại học với số điểm 25 - 28 điểm… Cùng với những thành tích làm nổi bật thêm truyền thống dạy tốt - học tốt của nhà trường, các hoạt động ngoại khóa luôn được chú trọng, nền nếp học tập và văn hóa học đường được củng cố. Đó là những giá trị tốt đẹp và bền vững để nhân dân, phụ huynh, học sinh trong vùng Nam Lương Sơn ngày càng thêm tin tưởng vào nhà trường.   

Những năm qua, cùng với chất lượng giáo dục không ngừng được củng cố, trường THPT Nam Lương Sơn đã huy động nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu dạy và học. Số lượng học sinh mỗi năm học được đảm bảo, quy mô trường lớp ổn định, chất lượng dạy học ngày càng khởi sắc với sự gia tăng số lượng học sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh, cấp quốc gia, quốc tế và số học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng trong mỗi năm học... Thống kê trong 30 năm, nhà trường đã bồi dưỡng và đào tạo trên 7.800 học sinh tốt nghiệp THPT. Trong đó, nhiều người trưởng thành là giáo viên về phục vụ tại ngành Giáo dục tỉnh nhà; nhiều người trở thành cán bộ quản lý các cấp, những kỹ sư, bác sỹ, bộ đội, công an... đóng góp tích cực xây dựng quê hương. Đó là những gương mặt xuất sắc, góp phần cùng với nhà trường hoàn thành một chặng đường đáng tự hào, đồng thời, tạo nền tảng bền vững để trường tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục. 

Đặc biệt, góp phần quan trọng tạo nên truyền thống dạy tốt - học tốt của trường chính là vai trò nòng cốt của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Hiệu trưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm nhấn mạnh: Những năm qua, lớp lớp thế hệ giáo viên đã và đang công tác tại nhà trường đã phát huy truyền thống, đoàn kết, gắn bó, sẻ chia trong tập thể hội đồng sư phạm, tạo nền tảng sức mạnh cho toàn trường. Mỗi thầy, cô giáo nơi đây là một tấm gương. Họ cùng nhau thắp sáng ngọn lửa yêu ngành, yêu nghề, yêu trường, yêu lớp, yêu trò để theo đến cùng sự nghiệp "trồng người”. "Ôn cố tri tân”, dịp kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, 30 năm thành lập trường là dịp để chúng tôi nhìn lại và tôn vinh đội ngũ những người làm nghề giáo. Trong niềm tự hào chung của đội ngũ nhà giáo cả nước, có niềm tự hào riêng của các thầy, cô giáo trường THPT Nam Lương Sơn. Trường tự hào đã có 30 năm song hành với bước đi của lịch sử ngành GD&ĐT, tạo dấu ấn riêng trong thành tích chung của ngành GD&ĐT tỉnh. Đó là cơ sở vững chắc để trong giai đoạn phát triển mới, trường tiếp tục nỗ lực hướng đến những mục tiêu cao hơn. Trước mắt, phấn đấu đến năm 2024 sẽ đạt chuẩn mức độ 2 của ngành GD&ĐT tỉnh.

Khánh An

Các tin khác


Hà Nội kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm ở 215 bếp ăn trường tiểu học

Đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể luôn là mối quan tâm của ngành giáo dục, đặc biệt sau dịch COVID-19. Bên cạnh việc việc kiểm tra, giám sát thì truy xuất đến cùng nguồn gốc thực phẩm trong chế biến các món ăn tại trường được Hà Nội đặc biệt quan tâm.

Định giá sách giáo khoa dựa trên những nguyên tắc nào?

Theo các chuyên gia, giá SGK có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, tác động trực tiếp đến người dân. Trong đó có người thu nhập thấp. Vì vậy, Nhà nước cần có những quyết sách phù hợp để ổn định thị trường sách giáo khoa trong thời gian tới.

Huyện Kim Bôi quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn

(HBĐT)-Đó là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với huyện Kim Bôi về công tác GD&ĐT ngày 8/11. Tham gia buổi làm việc có lãnh đạo các sở: GD&ĐT, KH&ĐT, Tài chính, Nội vụ; lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Kim Bôi.

Nâng cao chất lượng xét công nhận đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư

Giáo sư, phó giáo sư là chức danh cao quý của những người giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Vì vậy, việc xét đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư cần chú trọng chuyên môn, học thuật, liêm chính và uy tín khoa học.

Sẽ công bố tiêu chuẩn quốc gia về sách giáo khoa

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, về mặt quản lý nhà nước, Bộ đã có các quy định mang tính quy phạm pháp luật (bắt buộc thực hiện) về tiêu chuẩn sách giáo khoa. Tuy nhiên, còn một số hạn chế. Các đơn vị chức năng đang xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định để công bố tiêu chuẩn quốc gia về sách giáo khoa.

Tuyển sinh đại học 2023 có gì mới?

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo: Năm 2023, Bộ sẽ không ban hành quy chế tuyển sinh mới. Về cơ bản, công tác tuyển sinh sẽ giữ ổn định như năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục