Khóa 28 (1983 - 1988) của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) được thí điểm nâng lên học 5 năm. Cũng vì thế, chúng tôi được học thêm nhiều chuyên đề mới mà các khóa 4 năm không có.

Học kỳ I năm học 1986 - 1987, Khoa Ngữ văn được học thêm chuyên đề báo chí, cụ thể là các bài giảng về cách viết tin tức báo chí như thế nào. Môn mới nên cánh sinh viên háo hức lắm. Buổi học đầu tiên ai cũng đến sớm. Thông tin được ban cán sự lớp đưa ra: giảng viên thỉnh giảng là một nhà báo Trung ương, đang công tác ở một tạp chí lớn. Vì thế mọi người càng thấy cần nghiêm túc hơn. Lớp học thật vui khi được đón "thầy giáo báo chí” ngoài 40 tuổi có ánh mắt vui tươi, phong độ lịch lãm, trầm tĩnh, hiền lành và nho nhã bước vào... Ấn tượng ban đầu bao giờ cũng quan trọng và thầy khiến chúng tôi bớt đi cảm giác xa cách, bỡ ngỡ (vì với những sinh viên ngoài 20 tuổi, được gặp một nhà báo ở một tạp chí lớn hay một nhà văn danh tiếng hồi đó không hề dễ).

Cuộc "nhập môn” hôm đó thật đáng nhớ bởi thầy trình bày dễ hiểu, gần gũi và nhất là giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp, có sức thuyết phục của thầy. Cũng lần đầu tiên, sinh viên Văn khoa biết thế nào là 5W và 1H mà sinh viên báo chí nào cũng thuộc lòng (đó là Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu? Tại sao? Như thế nào?). Rồi những gợi mở thế nào là tin vắn, tin ngắn, tin bình, tin tường thuật... cùng những ví dụ mang tính thực tiễn, dễ hiểu, dễ tiếp cận. Người làm báo phải có tâm, tầm, tài như thế nào, cách khai thác tài liệu và sử dụng tài liệu..., tất cả đều được thầy chia sẻ, hướng dẫn cặn kẽ. Lý luận và thực tiễn liên kết với nhau nên mọi người hứng thú học hành. Nhiều buổi học sau cũng vậy, cả lớp trên 20 sinh viên thật sự thấy tâm đắc, say mê. Bên cạnh những kiến thức chung về báo chí là những câu chuyện nghề, thực tiễn báo chí nước nhà và vai trò của người làm báo trên mặt trận tư tưởng.

Thời điểm đó, trong công cuộc đổi mới của đất nước, các cơ quan báo chí hưởng ứng rầm rộ tinh thần "Nói và làm” của tác giả N.V.L nên đời sống báo chí thật sôi động. Những câu chuyện có tính "truyền lửa” của thầy khiến chúng tôi nhớ mãi... Những buổi học sau và nhiều buổi học sau nữa lớp như có thêm động lực mới, trò chuyện, trao đổi với thầy ngày một cởi mở hơn. 30 tiết học báo chí trôi qua thật nhanh... Sau này chúng tôi biết được "thầy giáo báo chí” từng là cựu sinh viên Văn khoa K8 (1963 - 1967) Đại học Tổng hợp Hà Nội... Thi hết môn có 2 bạn được thầy cho 9 điểm, còn lại tất cả được 8 điểm. Ai cũng vui, hồ hởi...

Ra trường, 2/3 sinh viên của lớp theo nghề báo chí. Có người làm ở Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân Dân, Đài PT-TH Hải Phòng, Tạp chí Kho bạc, Báo Hoàng Liên Sơn (nay là Báo Yên Bái, Báo Lào Cai), Báo An ninh Hải Phòng, Báo Phụ nữ Việt Nam, có người làm giảng viên đại học báo chí... Trong mỗi câu chuyện hàn huyên tại các buổi hội lớp, hội khoa và hội trường, mọi người đều ôn lại kỷ niệm về những buổi đầu học môn báo chí. Có người còn lưu giữ đủ quyển vở đã chép rất kỹ các bài giảng của thầy và chia sẻ rằng, dù tập vở đã ố mờ, thỉnh thoảng mở ra xem những điều thầy truyền giảng như có thêm năng lượng, tâm huyết để làm nghề. Và mọi người đều tiếc giá hồi đó kết thúc môn học có bức ảnh chụp chung cả lớp với thầy thì quý giá biết bao...

Theo năm tháng, qua hoạt động thực tiễn, các thành viên của lớp đều biết và tự hào về "người thầy báo chí” đầu tiên, cựu sinh viên Văn khoa K8 ấy, hồi dạy lớp đang là Trưởng Ban biên tập Tạp chí Cộng sản. Trong cuộc đời hoạt động chính trị của mình, người thầy ấy đã nắm giữ các cương vị lãnh đạo quan trọng của Đảng, Nhà nước như: Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Những ngày này, nhận được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, những sinh viên Khoa Ngữ văn năm nào có những tin nhắn chia sẻ, thể hiện tình cảm đặc biệt, lòng thành kính, tiếc thương vô hạn. Nhiều người hồi tưởng lại 30 tiết học báo chí, tình cảm với thầy chia sẻ lên facebook, zalo, lại như thấy hình ảnh "người thầy báo chí" ngày nào: trẻ trung, say mê, tâm huyết với những bài giảng nhập môn báo chí gần 40 năm trước…


Bùi Huy

Các tin khác


7 thủ khoa tiêu biểu tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của tỉnh Hòa Bình

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, toàn tỉnh có 7 thủ khoa tiêu biểu được lựa chọn, trong đó có 1 thí sinh đạt thủ khoa "kép” là em Nguyễn Tuấn Linh, Trường THPT Yên Thuỷ A, huyện Yên Thủy đạt thủ khoa Khối A00 với tổng 28,45 điểm và Khối B00 với 28,95 điểm. Đặc biệt, trong khối B00, Nguyễn Tuấn Linh xếp thứ 27 trong Top 100 thí sinh cao điểm nhất cả nước.

Những lưu ý đặc biệt với thí sinh khi đăng ký xét tuyển đại học 2024

Sáng 18/7, thí sinh chính thức đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học 2024 trên Hệ thống tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Để giúp các em tăng cơ hội trúng tuyển đại học, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) đã có những chia sẻ với phóng viên báo Tin tức về vấn đề này.

Một thí sinh tỉnh Hòa Bình đạt thủ khoa "kép" Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, thí sinh Nguyễn Tuấn Linh, Trường THPT Yên Thuỷ A được thống kê đạt thủ khoa cả 2 khối A00 và B00 của tỉnh Hoà Bình. Đặc biệt, trong khối B00, Nguyễn Tuấn Linh xếp thứ 27 trong Top 100 thí sinh cao điểm nhất cả nước.

Huyện Lạc Sơn đầu tư phát triển giáo dục vùng khó khăn

Những năm qua, công tác giáo dục vùng dân tộc thiểu số (DTTS), vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) luôn được huyện Lạc Sơn quan tâm đầu tư nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, từng bước rút ngắn khoảng cách giáo dục giữa vùng khó khăn với vùng thuận lợi.

Đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng trên hệ thống chung từ ngày 18 - 30/7

Theo Kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2024 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, sau khi biết điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông, từ ngày 18 - 30/7, thí sinh có nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2024 sẽ đăng ký, điều chỉnh bổ sung nguyện vọng không giới hạn số lần, theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung.

Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2024 tỉnh Hòa Bình đạt 99,5 %

Vào 8 giờ ngày 17/7, Bộ GD&ĐT đã công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Đây là kỳ thi cuối cùng của lứa học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2006.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục