Năm 2010, thí sinh đều được quyền lựa chọn một trong hai phần riêng để làm bài.

Năm 2010, thí sinh đều được quyền lựa chọn một trong hai phần riêng để làm bài.

Ngày 9.1 tới, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức Hội nghị tuyển sinh 2010 qua cầu truyền hình. Dự kiến sẽ có nhiều điểm mới trong tuyển sinh 2010.

Sau khi nghe ông Ngô Kim Khôi - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học báo cáo về Kế hoạch tổ chức Hội nghị thi và tuyển sinh năm 2010 tại cuộc họp thường trực Ban Chỉ đạo tuyển sinh ĐH-CĐ mới đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận kết luận: Hội nghị thi và tuyển sinh năm 2010 dự kiến tổ chức vào ngày 9.1.2010 qua cầu truyền hình đồng thời tại 6 địa điểm là Hà Nội, Thái Nguyên, Nghệ An, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ. Hội nghị sẽ thảo luận phương hướng tổ chức các kỳ thi và tuyển sinh năm 2010 (những điểm mới cần sửa đổi, bổ sung; những hạn chế cần khắc phục; các giải pháp để tổ chức tốt các kỳ thi và công tác tuyển sinh). Thảo luận về các nội dung sửa đổi, bổ sung quy chế các kỳ thi và tuyển sinh...

Trước đó, ngày 23.11.2009, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cũng đã ký ban hành văn bản: Cấu trúc đề thi và hình thức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2010, có nhiều thay đổi so với năm 2009. TS Trần Văn Kiên - Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT đã trả lời với Thanh Niên: Năm 2010, cấu trúc đề thi tốt nghiệp dành cho đối tượng thí sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT khác năm 2009 là phần riêng ra theo từng chương trình: chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài; nếu làm cả hai phần riêng thì cả hai phần riêng đều không được chấm.

 

“Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài; nếu làm cả hai phần riêng thì cả hai phần riêng đều không được chấm”.

TS Trần Văn Kiên

 

 

Như vậy, đối với các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, cấu trúc đề thi tốt nghiệp dành cho đối tượng thí sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT năm 2010 giống với cấu trúc đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010 là thí sinh đều được quyền lựa chọn một trong hai phần riêng để làm bài.

Riêng với các môn ngoại ngữ, đề thi mỗi môn chỉ có phần chung dành cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, không có phần riêng.

Về nội dung đề thi, TS Trần Văn Kiên cũng cho biết, đề thi sẽ nằm trong chương trình giáo dục THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12. Kỳ thi tốt nghiệp THPT thì thí sinh chỉ cần nắm được kiến thức cơ bản; còn kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ thì đề thi phải có sự phân hóa cao mới đạt được mục đích của kỳ thi.

 

Tránh học vẹt, học tủ khi ôn thi tốt nghiệp THPT

Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có văn bản hướng dẫn về việc chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2010. Theo đó, các trường phải xây dựng kế hoạch dạy và học hoàn thành chương trình theo đúng thời gian quy định để học sinh có đủ kiến thức, kỹ năng dự thi; thực hiện dạy đúng, dạy đủ chương trình, bám sát chuẩn kiến thức và kỹ năng của Bộ GD-ĐT.

Văn bản này cũng yêu cầu các trường chú ý bồi dưỡng, phụ đạo học sinh, học viên có học lực yếu, kém, học sinh người nước ngoài, thí sinh tự do xin ôn tập. Đặc biệt, phổ biến kỹ năng cho học sinh khi làm bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan; hướng dẫn học sinh nắm vững các kiến thức, tránh học tủ, học vẹt và dành nhiều thời gian cho việc tự học. Các trường có nhiệm vụ thường xuyên thông báo cho phụ huynh học sinh nắm rõ tình hình học tập của con em mình, đặc biệt là những học sinh có học lực yếu, kém, học sinh, học viên không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp.

Tuệ Nguyễn

 

Quy định thí sinh được lựa chọn một trong hai phần riêng để làm bài là tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh khi làm phần riêng của đề thi. Vì có những nội dung kiến thức chỉ có ở chương trình nâng cao mà không có ở chương trình chuẩn và ngược lại, nên thí sinh dự thi dù học ở chương trình nào cũng có thể lựa chọn cho mình phần riêng thích hợp để làm bài, bài làm đạt kết quả tốt hơn.

Dự thảo sửa đổi Quy chế thi tốt nghiệp năm 2010, sẽ bỏ quy định về việc xếp thí sinh theo thứ tự ban (ban Khoa học tự nhiên, ban Khoa học xã hội và nhân văn, ban Cơ bản, thí sinh giáo dục thường xuyên). Như vậy, trong mỗi cụm trường, danh sách thí sinh sẽ chỉ được sắp xếp theo hai bước: bước 1: xếp theo thứ tự ưu tiên của môn thi ngoại ngữ (trừ thí sinh giáo dục thường xuyên): tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật; bước 2: lập danh sách thí sinh cho mỗi môn thi ngoại ngữ và dành riêng cho giáo dục thường xuyên (nếu có) theo thứ tự a, b, c... của tên thí sinh).

Trước đó, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các trường ĐH thực hiện Quy chế "3 công khai": Cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng thực tế; điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và công khai thu chi tài chính. Nếu không đảm bảo quy chế công khai, các trường có thể bị ngừng giao chỉ tiêu tuyển sinh trong năm học tới.

Bộ GD-ĐT sẽ kiểm tra thực tế tại một số trường trước ngày 15.1.2010 và thông báo danh sách trường không được tuyển sinh trong năm 2010 vì không đáp ứng các nội dung yêu cầu công khai.

                                                                    Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Các trường TCCN cần chú trọng đào tạo kỹ năng thực hành cho học sinh

Kiến nghị lương 1.000 USD cho GS đại học quốc gia

Việt Nam đã có hơn 20 năm đổi mới nhưng hệ thống lương cho giảng viên đại học về cơ bản vẫn chưa có thay đổi đáng kể. Trong bài viết "Lương giáo sư ở ĐHQG TP.HCM như thế nào hợp lý", GS Phạm Phụ nêu ba bối cảnh, đưa 3 nguyên tắc và đề xuất 3 kiến nghị cho câu chuyện này.

Quyết lấy được bằng đại học trước khi qua đời

Mặc dù bị chuẩn đoán mắc bệnh ung thư nhưng cô Norlin Sani, 30 tuổi, giáo viên tiểu học ở Singapore đã quyết định không tham gia điều trị chuyên sâu để kéo dài thêm sự sống mà dồn sức học lấy được tấm bằng cử nhân trước khi từ giã cõi đời.

Sự nghiệp "trồng người" vùng sông nước Cà Mau

Nằm trong "vùng trũng" giáo dục của cả nước, tỉnh Cà Mau chịu nhiều khó khăn do hệ thống sông ngòi chằng chịt, đan xen, chia cắt các xóm ấp. Hạn chế về đi lại khiến cho nỗi lo ngăn sông, cách chợ, trễ đò cứ thường trực trong mỗi học sinh nơi đây. Tuy nhiên, sau nhiều năm trăn trở tìm hướng đi thích hợp cho sự nghiệp "trồng người", ngành giáo dục Ðất Mũi đang từng ngày "bứt tốp".

Kho vàng vô giá của ông “Kim thú y”

30 năm lăn lộn vất vả mưu sinh, ông Nguyễn Kim thu về được một “kho vàng” vô giá là năm người con học giỏi nhất vùng quê nghèo của huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Nghề “hoạn lợn” rất đỗi bình thường đã giúp ông nuôi các con khôn lớn, học các trường CĐ, ĐH.

Kiểm tra việc cấp, quản lý chứng chỉ giáo dục quốc phòng - an ninh

Từ ngày 1-1 đến 30-5-2010, Bộ Giáo dục và Ðào tạo kiểm tra việc thực hiện quy định về môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQP-AN) tại các sở giáo dục và đào tạo, các trường đại học, cao đẳng (ÐH, CÐ), trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm GDQP-AN sinh viên và trung học phổ thông.

’Đánh cho đúng trống, đừng nên bỏ dùi...'

Để đánh giá giảng viên có hiệu quả, các trường đã thực hiện bằng nhiều cách. Nhưng hiệu quả tới đâu, khó ai có thể đánh giá được.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục