Cô giáo và học sinh Trường THCS Tân Minh làm báo tường trong dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt nam 20/11

Cô giáo và học sinh Trường THCS Tân Minh làm báo tường trong dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt nam 20/11

(HBĐT) - Xã Tân Minh là một xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Đà Bắc, học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Bước vào năm học 2009-2010 trường THCS Tâm Minh có tổng số 245 em học sinh ở 8 lớp học.

 

Thầy giáo Nguyễn Hùng Kiên, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Với đặc thù của một trường THCS ở một xã vùng cao, vì vậy, để tạo điều kiện cho các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa có điều kiện được học tập và từng bước nâng cao chất lượng toàn diện, hàng năm, nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch cho các hoạt động giáo dục dạy và học ngay từ đầu năm học. Trong đó luôn chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mạnh cả về số lượng và chất lượng, đồng thời luôn quan tâm tới việc học tập và rèn luyện của học sinh. Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức giúp đỡ các em các em học sinh điều kiện kinh tế quá khó khăn được đi học và duy trì nhiều hoạt động ngoại khoá như phong trào đoàn, đội, phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao đã khơi dậy được tính năng động, sáng tạo và khả năng tiếp thu bài giảng tốt hơn, nên chất lượng giáo dục hàng năm của nhà trường ngày càng có kết quả cao hơn.

 

Qua kiểm tra trong năm học vừa qua nhà trường có 2,4% học sinh giỏi, 16,6% học sinh khá, 78,6% học sinh trung bình, tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng đạt 85%, trong đó có 3 em đạt học sinh giỏi cấp huyện. trong năm học 2009-2010, nhà trường tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục hai mặt nhằm phấn đấu trên 8% học sinh đạt học lực giỏi, số học sinh yếu giảm.

   

Em Lường Thị Viện, học sinh lớp 9, người dân tộc Tày cho biết: Em đến trường ngoài giờ học lý thuyết còn được các thầy cô hướng dẫn tham gia các giờ thực hành rất lý thú và bổ ích. Mặc dù điều kiện hoàn cảnh của gia đình em cũng  khó khăn ,nhưng em được nhà trường và thầy cô, bạn bè giúp đỡ nên không phải bỏ học. Năm học này em sẽ nỗ lục cố gắng để đạt thành tích tốt nhất trong học tập, để không phụ lòng thầy cô và các bạn trong nhà trường. Bên cạnh việc giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, trong dịp Tết Canh Dần này, nhà trường đang có hoạt động quyên góp ủng hộ quà tết, quần áo cho các bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 

     

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nỗ lực, cố gắng của các thầy cô giáo, Trường THCS Tân Minh đã thay đổi rất nhiều. Các phòng học, phòng chức năng, phòng công vụ cho giáo viên đã được xây mới và đều là phòng kiên cố, xoá bỏ toàn bộ phòng học tạm trong những năm trước đây. Đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ cán bộ, giáo viên cũng được quan tâm nhiều hơn. Cô giáo Mai Thị Oanh cho biết: Lúc đầu lên công tác ở đây tôi đã gặp không ít những khó khăn thiếu thốn đủ mọi thứ về vật chất trong điều kiện công tác xa nhà, nhưng đến nay, chúng tôi có thể yên tâm công tác để cống hiến công sức, trí tuệ cho sự nghiệp “trồng người” ở vùng khó khăn này.

     

                                                                                  Hoàng Huy

 

Các tin khác

Năm 2010, thí sinh đều được quyền lựa chọn một trong hai phần riêng để làm bài.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Học sinh trung cấp yếu đủ bề

Không chỉ yếu về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành mà các kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, tiếng Anh... của học sinh trung cấp cũng rất yếu

Kiến nghị lương 1.000 USD cho GS đại học quốc gia

Việt Nam đã có hơn 20 năm đổi mới nhưng hệ thống lương cho giảng viên đại học về cơ bản vẫn chưa có thay đổi đáng kể. Trong bài viết "Lương giáo sư ở ĐHQG TP.HCM như thế nào hợp lý", GS Phạm Phụ nêu ba bối cảnh, đưa 3 nguyên tắc và đề xuất 3 kiến nghị cho câu chuyện này.

Quyết lấy được bằng đại học trước khi qua đời

Mặc dù bị chuẩn đoán mắc bệnh ung thư nhưng cô Norlin Sani, 30 tuổi, giáo viên tiểu học ở Singapore đã quyết định không tham gia điều trị chuyên sâu để kéo dài thêm sự sống mà dồn sức học lấy được tấm bằng cử nhân trước khi từ giã cõi đời.

Sự nghiệp "trồng người" vùng sông nước Cà Mau

Nằm trong "vùng trũng" giáo dục của cả nước, tỉnh Cà Mau chịu nhiều khó khăn do hệ thống sông ngòi chằng chịt, đan xen, chia cắt các xóm ấp. Hạn chế về đi lại khiến cho nỗi lo ngăn sông, cách chợ, trễ đò cứ thường trực trong mỗi học sinh nơi đây. Tuy nhiên, sau nhiều năm trăn trở tìm hướng đi thích hợp cho sự nghiệp "trồng người", ngành giáo dục Ðất Mũi đang từng ngày "bứt tốp".

Kho vàng vô giá của ông “Kim thú y”

30 năm lăn lộn vất vả mưu sinh, ông Nguyễn Kim thu về được một “kho vàng” vô giá là năm người con học giỏi nhất vùng quê nghèo của huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Nghề “hoạn lợn” rất đỗi bình thường đã giúp ông nuôi các con khôn lớn, học các trường CĐ, ĐH.

Kiểm tra việc cấp, quản lý chứng chỉ giáo dục quốc phòng - an ninh

Từ ngày 1-1 đến 30-5-2010, Bộ Giáo dục và Ðào tạo kiểm tra việc thực hiện quy định về môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQP-AN) tại các sở giáo dục và đào tạo, các trường đại học, cao đẳng (ÐH, CÐ), trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm GDQP-AN sinh viên và trung học phổ thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục