Chuyên gia Bùi Đức Lại:

Chuyên gia Bùi Đức Lại: "Trong điều kiện Việt Nam đang còn nghèo, nhân lực ngành giáo dục đang thiếu thì không nên đặt vấn đề phổ cập giáo dục...

Đã tuyển dụng công chức thì phải luôn tuyển người trẻ, ưu tú. Nếu được đặt đúng chỗ thì chỉ khoảng 5 năm sẽ bộc lộ tài năng. Chuyên gia cao cấp Bùi Đức Lại nêu ý kiến sau khi đọc xong các bài viết "người trẻ nhảy việc khỏi Bộ GĐ-ĐT".

Sức hút của ngành kém hấp dẫn

Với cơ chế mới hiện nay, người lao động có nhiều chọn lựa hơn, khu vực nhà nước không còn là điểm đến "duy nhất" mà thêm  nhiều việc làm ở các khu vực khác thu hút nhân lực.

Các khu vực khác thu hút lao động có 2 dạng: lao động cao cấp trả lương cao hơn; lao động làm những công việc bình thường thì không cần lắm bằng cấp nhưng lại cần thạo việc và có trách nhiệm với công việc.

Trong khi đó, khi vực nhà nước gặp khó bởi không có lương cao để hút lao động có chất lượng cao.

Mặt khác, khu vực lại trong tình trạng xã hội thừa lao động nhưng vẫn đưa ra những tiêu chuẩn về bằng cấp để hy vọng hút được lao động có chất lượng, và người muốn vào lại không đủ điều kiện nên khoảng giữa hay bị lúng túng.

Sòng phẳng mà nói thì, trong số người muốn vào làm việc ở khu vực nhà nước cũng có những người vào để có sự dựa giẫm, có công ăn việc làm để chơi, hoặc dựa vào những thế lực quen biết để làm việc khác...Khu vực này thường là khu vực kinh tế - thu hút vào lĩnh vực này là những người có bằng cấp nhưng không phải thực sự là những người có tài năng.

Còn với lĩnh vực giáo dục, nói một cách công bằng thì sức hút nhân lực vào ngành chắc sẽ ngày càng khó khăn hơn vì không có lương cao để "hút" người trẻ có năng lực vào làm việc - ông Lại nêu tồn tại. Trong khi đó, khối lượng công việc ngày càng nhiều...

Nhiều sức ép

Nói về những công việc của ngành giáo dục thì tôi cảm thấy quá tải vì chưa giải quyết xong việc này thì lại đặt ra vấn đề mới.

Đi sâu vào những công việc Bộ GD-ĐT đề cập gần đây như "Chiến lược giáo dục"...thì chưa thấy được nội dung trọng tâm của vấn đề cải cách giáo dục là gì.

"Bộ trưởng có thể là người chưa giải quyết được những khó khăn đặt ra nhưng Bộ trưởng không nhất thiết phải là nguyên nhân của những khó khăn" - Bùi Đức Lại.

Thực tế, nhiều khi ngành có những đòi hỏi, có những mục tiêu đề ra quá sức, dẫn đến quá nhiều việc cần phải giải quyết cùng thời điểm. Chính vậy, ngành giáo dục đứng trước tình hình bị rất nhiều sức ép.

Không nên tuyển kiểu "thi cho có"?

Việc tuyển dụng nhân sự theo hình thức "thi tuyển nhân sự tập trung" cũng có mặt tốt, hoặc để bên dưới làm cũng có mặt tốt. Nhưng cái tốt đó chỉ phát huy được khi chuẩn hóa các quy định, tiêu chuẩn.

Nếu vẫn còn làm theo kiểu "thi cho có" hoặc vì mối quan hệ thân quen thì càng tản xuống bên dưới thì càng bị sức ép không kiểm soát được vì không loại trừ những động cơ xấu.

Những người có động cơ xấu thì có nhưng không phải nhiều nhưng không thể loại trừ các mối quan hệ cụ thể đang tồn tại trong thực tiễn. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà nước Pháp tổ chức thi công chức tập trung rồi phân bổ về các nơi. Làm cách này thì bộ máy phía trên phải rất mẫn cán, bớt quan liêu...

Mở rộng thi tuyển, nhất là thi tuyển công chức thì không quan trọng. Sự đánh giá sát của những người có trách nhiệm, bộ máy hoạt động dân chủ hơn...thì sẽ tìm được cán bộ tốt hơn. Vấn đề này chúng ta hoàn toàn có thể làm được nhưng đến giờ chưa làm là vì trách nhiệm không rõ.

Tôi không thấy cần thiết phải mở rộng thi tuyển mà nên mở rộng tuyển dụng. Áp dụng cách này thì nên tuyển những người học tốt nhất ở trường sư phạm vào làm việc. Nếu biết sử dụng thì tại sao không tin "họ" học 4 năm thế nào?

Vậy ngành giáo dục nên tuyển những người ưu tú nhất ở các cơ sở đào tạo của các trường. Đã tuyển dụng công chức thì phải luôn tuyển những công chức trẻ, ưu tú. Nếu được đặt đúng chỗ thì chỉ khoảng 5 năm sẽ bộc lộ tài năng.

Cách khác có thể vào thẳng ngay các khoa của Trường ĐH sư phạm tuyển những người ưu tú nhất để đào tạo, bồi dưỡng...

                                                                            Theo Vnn

Các tin khác

Không có hình ảnh
PGS. Văn Như Cương
Không có hình ảnh
Giáo dục Cao Phong từng bước được nâng cao về chất lượng.

Học sinh phải mua hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ tại trường

Để giúp học sinh tránh mua nhầm hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH,CĐ giả, Sở GD - ĐT Hà Nội vừa có thông báo, hướng dẫn học sinh mua hồ sơ ĐKDT, tại liệu tuyển sinh tại trường.

Cô sinh viên khuyết tật không đầu hàng số phận

Khi chúng tôi đến Học viện Ngân hàng, cô sinh viên Nguyễn Thị Hiền đang lặng lẽ bước từng bước chậm rãi bằng chiếc chân giả từ giảng đường về phòng 104, nhà B ký túc xá.

“Thầy giáo nông dân” mở lớp luyện thi đại học

Suốt 10 năm qua, tại thôn Thanh Xá, xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên), người thầy giáo nông dân không bằng cấp Vũ Mạnh Hưng vẫn miệt mài dạy học, giúp hàng trăm em học sinh đỗ vào đại học, cao đẳng.

2010: Sẽ 'soi kỹ' quản lý giáo dục đại học

2010 - 2012 là giai đoạn mà Bộ GD&ĐT sẽ có nhiều cách thức để “nắm chặt” các trường đại học, cao đẳng.

Ngành GD-ĐT quyên góp 94,6 triệu đồng giúp đỡ học sinh nghèo

(HBĐT) - Năm 2009, các đơn vị trường học trong tỉnh đã quyên góp được 94,6 triệu đồng, 5.223 quyển sách, 12.490 vở viết, 1.369 bộ dụng cụ học tập, 6.683 quần áo, chăn ấm giúp đỡ học sinh nghèo.

Điều chỉnh chỉ tiêu phát triển giáo dục ĐH đến năm 2020

Đó sẽ là một trong những giải pháp được đặt ra trong nghị quyết về đổi mới quản lý giáo dục ĐH giai đoạn 2010-2012 vừa được ban bán sự Đảng Bộ GD-ĐT thống nhất ban hành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục