Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ 8 Hội Sinh viên Việt Nam diễn ra vào tháng 2-2009 đã phát động trong sinh viên cả nước Cuộc vận động "Sinh viên 5 tốt", với nhiều tiêu chí và quy định cụ thể. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai, cuộc vận động đã xuất hiện những khó khăn và hạn chế.

Thiếu quyết tâm từ cơ sở


Cuộc vận động Sinh viên 5 tốt, gồm: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, kỹ năng tốt và hòa nhập tốt. Có thể nói, trong thời kỳ CNH, HÐH và hòa nhập kinh tế quốc tế của đất nước giai đoạn hiện nay, việc lựa chọn 5 tiêu chí trên đối với một cuộc vận động dành cho sinh viên là hợp lý và đúng đắn. Các anh chị trong T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam khi bắt đầu triển khai Cuộc vận động luôn thể hiện sự tự tin, phấn khởi bởi ý nghĩa thiết thực của nó. Và trên thực tế, tại TP Hồ Chí Minh trước đó, Cuộc vận động Sinh viên 3 tốt đã thu được những kết quả tốt đẹp.


Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai Sinh viên 5 tốt, tại nhiều trường học, nhất là ở các tỉnh, thành phố khu vực phía bắc, đã xuất hiện những khó khăn và hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc vận động, thậm chí có Hội Sinh viên một trường đại học tại Hà Nội không thể triển khai mặc dù Ðại hội Ðại biểu Hội Sinh viên Việt Nam đã phát động gần một năm về trước. Lý giải về thực trạng này, mặc dù chưa tiến hành trong đơn vị mình nhưng đại diện Hội Sinh viên một trường đại học thủ đô, vẫn cho rằng: Tên gọi danh hiệu Sinh viên 5 tốt không hiện đại, không thiết thực vì chưa khẳng định được giá trị của sinh viên, chưa thể giúp sinh viên tiếp cận thành công các doanh nghiệp sau khi đi tìm việc làm. Người cán bộ Hội này còn cho biết: Trong nhiệm kỳ này của mình, sẽ không triển khai Cuộc vận động mà để đội ngũ cán bộ Hội nhiệm kỳ sau của trường tổ chức thực hiện. Về vấn đề này, Phó Trưởng ban Thanh niên trường học Thành đoàn Hà Nội Phạm Thế Khánh, thừa nhận: Việc triển khai Cuộc vận động Sinh viên 5 tốt tại nhiều trường học thủ đô mới dừng lại ở việc ban hành văn bản. Một số tiêu chí của Cuộc vận động, như: Thể lực tốt, kỹ năng tốt, học tập tốt chưa phù hợp với tình hình thực tế của sinh viên một số trường. Bên cạnh đó, khi tiến hành triển khai những hoạt động rất cần kinh phí nhưng Hội Sinh viên lại không đủ "lực".


Sự thiếu quan tâm, quyết tâm của sinh viên đối với Cuộc vận động còn thể hiện khá rõ nét tại Trường đại học Hàng hải Hải Phòng. Chủ tịch Hội Sinh viên nhà trường Nguyễn Ðình Quỳnh, cho biết: Ðể triển khai Cuộc vận động, Hội Sinh viên đã lập một Diễn đàn trên mạng với một số chủ đề khác nhau, trong đó nhấn mạnh nội dung Sinh viên 5 tốt. Tuy nhiên, rất ít sinh viên "nhấp chuột" vào diễn đàn này để đóng góp ý kiến cho Hội và đăng ký tham gia. Anh Quỳnh cho biết thêm, nếu theo tiêu chí của Cuộc vận động, nhất là quy định về thành tích trong học tập tốt, thì may mắn lắm, cả Trường đại học Hàng hải chỉ có... một sinh viên đạt tiêu chuẩn 5 tốt.


Về sức lan tỏa của cuộc vận động, đại diện sinh viên tỉnh Hưng Yên cho rằng, nhiều tiêu chuẩn trong 5 tốt còn quá cao so với khả năng của nhiều sinh viên, đặc biệt là các bạn trẻ tại khu vực nông thôn. Khi triển khai các tiêu chí đến sinh viên, nhiều bạn, kể cả những sinh viên có học lực khá đều "lắc đầu" bởi "cảm thấy sẽ khó lòng đạt được cho dù có cố gắng...".


Thời gian qua, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đã nhận được nhiều đề nghị từ phía Hội Sinh viên cơ sở, trong đó, chủ yếu là mong muốn T.Ư Hội giảm một số tiêu chuẩn để có thể "tạo điều kiện thuận lợi" cho đông đảo sinh viên tham gia thi đua 5 tốt.


Thương hiệu của Sinh viên Việt Nam


Bên cạnh không ít ý kiến đề nghị "giảm tiêu chuẩn" thì vẫn có những cán bộ Hội, sinh viên lại cho rằng, không nên đặt vấn đề "giảm", "hạ thấp" mà thậm chí phải nâng lên để 5 tốt trở thành điểm nhấn của Hội Sinh viên Việt Nam nhiệm kỳ 8 và là một thương hiệu của sinh viên Việt Nam. Bí thư T.Ư Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phụ trách theo dõi công tác đoàn và phong trào thanh, thiếu niên các tỉnh phía nam, cho biết: Cuộc vận động Sinh viên 3 tốt của TP Hồ Chí Minh cũng gặp không ít khó khăn trong những ngày đầu triển khai nhưng đến nay đã đạt những kết quả rất tốt và đã trở thành thương hiệu của sinh viên thành phố mang tên Bác. Hầu hết sinh viên đạt danh hiệu 3 tốt trước khi ra trường đã có doanh nghiệp đến "đón" về làm việc.


Cuộc vận động Sinh viên 5 tốt là sự kế thừa và phát triển của Sinh viên 3 tốt và nó có nhiệm vụ giúp sinh viên Việt Nam khẳng định giá trị của chính bản thân mình trong lập thân, lập nghiệp và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Không có cuộc vận động nào đạt kết quả ngay khi chưa tiến hành triển khai và danh hiệu có tiêu chuẩn càng cao thì người đạt được danh hiệu đó càng thấy vinh dự, tự hào về sự nỗ lực và khả năng của mình. Hiện nay, một số sinh viên cho rằng, sự đánh giá của doanh nghiệp là "thước đo giá trị" của danh hiệu Sinh viên 5 tốt và tên gọi 5 tốt không phù hợp sinh viên thời kỳ CNH, HÐH đất nước... Trong thực tế, tên gọi của danh hiệu không quan trọng, không ý nghĩa bằng thực chất của danh hiệu và càng không thể so sánh với sự trưởng thành vững chắc trong bản thân mỗi sinh viên khi quyết tâm tham gia Cuộc vận động này.


Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế trong quá trình triển khai 5 tốt là sự thiếu quyết tâm vượt khó của đội ngũ cán bộ Hội các cấp, trong đó có cả những cán bộ chủ chốt cấp thành phố. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền về Cuộc vận động tới đông đảo sinh viên cũng chưa được quan tâm thỏa đáng. Trong năm học sau, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam dự kiến nghiên cứu điều chỉnh một số chỉ tiêu, tiêu chuẩn để phù hợp hơn với sinh viên các trường học, qua đó, tạo động lực giúp các bạn hào hứng tham gia Cuộc vận động. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là xây dựng sự quyết tâm, đồng thuận, ủng hộ cao của đội ngũ cán bộ Hội và đặc biệt là Ban Giám hiệu các nhà trường.


Bí thư T.Ư Ðoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Ðắc Vinh, thẳng thắn thừa nhận: Việc triển khai Cuộc vận động Sinh viên 5 tốt chưa thật sự mạnh mẽ bởi gặp những khó khăn và hạn chế. T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đang tập trung nghiên cứu tìm các giải pháp hiệu quả để đẩy mạnh Cuộc vận động và đưa 5 tốt trở thành một thương hiệu có giá trị khẳng định trí tuệ và sức trẻ của sinh viên Việt Nam. Trong đó, T.Ư Hội dự kiến phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam để có những hoạt động thiết thực tuyên dương, hỗ trợ, giúp đỡ các bạn trẻ đạt danh hiệu Sinh viên 5 tốt trong học tập và việc làm sau khi ra trường. Bên cạnh đó, những Sinh viên 5 tốt sẽ được ưu tiên trong quá trình xem xét kết nạp vào Ðảng.


Ðược biết, trong những ngày này, tại hàng trăm trường đại học, cao đẳng trong cả nước, tổ chức đoàn, hội đang tiến hành các diễn đàn, tọa đàm, hội thảo về Cuộc vận động Sinh viên 5 tốt để lấy ý kiến đóng góp của đông đảo sinh viên, qua đó, từng bước đưa cuộc vận động hòa nhập với học tập và cuộc sống của các bạn trẻ.
 
 
                                                                                Theo ND

Các tin khác

Không có hình ảnh
100% học viên của lớp được xếp loại tốt nghiệp khá, giỏi.
3 nữ Tiến sĩ xuất sắc nhận học bổng UNESCO- L’OREAL 2009
Không có hình ảnh

Trả lương 1.500 USD để ''hút'' tiến sĩ đặc biệt

Thông qua một nghiên cứu điều tra độc lập, ĐH Quốc gia Hà Nội có khả năng chi trả 1500 USD/ 1 tháng cho những tiến sĩ tốt nghiệp ở những trường ĐH danh tiếng nước ngoài trong một số nhóm ngành đặc biệt.

Đàng hoàng, nghiêm túc trong học tập để có cơ hội thành công

“Người trẻ nếu đàng hoàng, nghiêm túc trong học tập thì chắc chắn, cơ hội thành công của họ trong công việc sau này sẽ lớn hơn. Họ sẽ hạnh phúc hơn với một tinh thần thoải mái và phong phú về vốn sống” - lời khuyên của Tiến sĩ 7X Đàm Quang Minh dành cho bạn trẻ.

Công chức trẻ lộ tài sau 5 năm đặt đúng chỗ

Đã tuyển dụng công chức thì phải luôn tuyển người trẻ, ưu tú. Nếu được đặt đúng chỗ thì chỉ khoảng 5 năm sẽ bộc lộ tài năng. Chuyên gia cao cấp Bùi Đức Lại nêu ý kiến sau khi đọc xong các bài viết "người trẻ nhảy việc khỏi Bộ GĐ-ĐT".

Tôn vinh những tấm lòng hết mình vì sự nghiệp giáo dục

Ngày 15/1, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Lễ tuyên dương 405 các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm có đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục. Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định: “Đây chính là những tình cảm thương yêu đối với những học sinh, sinh viên”.

Cần nghiên cứu lại hình thức kỷ luật học sinh

"Cần nghiên cứu lại các hình thức kỉ luật học sinh để làm sao vừa nghiêm minh, vừa hiệu quả, vừa mang tính giáo dục. Không nên để hình phạt trở thành nhàm chán, không đáng sợ…" - đó là ý kiến của PGS. Văn Như Cương về tình trạng bạo lực học đường hiện nay.

Không cầm được bút, vẫn học giỏi

Phải ngồi xe lăn từ năm lên 4 tuổi, không thể nói được rõ ràng và không thể cầm bút để vẽ sơ đồ và đồ thị, cô nữ sinh trung học 17 tuổi Jacqueline Woo ở Singapore vẫn đạt được những thành tích học tập đáng nể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục