Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết, năm nay, số lượng thí sinh đăng ký dự thi Đại học, Cao đẳng ở nước này đã giảm xuống một cách rõ rệt.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục, có khoảng 10,2 triệu học sinh đăng kí tham dự kì thi Đại học năm 2009, giảm xuống 3,8% so với những năm trước.
Như vậy, các thí sinh dự thi sẽ có nhiều cơ hội đỗ Đại học hơn khi tổng số thí sinh dự thi là 10,2 triệu và có tới 6,29 triệu chiếc vé dành cho họ, Bộ Giáo dục chỉ rõ.
Đã có rất nhiều tỉnh thành trên cả nước thông báo hiện tượng số lượng các thí sinh đăng kí tham gia thi Đại học giảm rõ rệt. Một số phương tiện truyền thông cho rằng, chính sức ép của thị trường nghề nghiệp dưới cuộc khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu đã dẫn đến sự suy giảm này.
"Tôi không đồng ý với ý kiến trên", ông Giang Cương, người đại diện cho Hội sinh viên các trường Đại học của Bộ Giáo dục nói.
"Số lượng thí sinh thi Đại học giảm là do số lượng thí sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông giảm", ông nói.
Tuy nhiên, ông Giang cũng thừa nhận, cuộc khủng hoảng tài chính đã tạo ra một sức ép lớn cho thị trường nghề nghiệp trong nước.
Theo các con số từ Cục Thống kê quốc gia thì năm nay, số học sinh tốt nghiệp Phổ thông trung học đã giảm đáng kể, từ 8,49 triệu năm ngoái xuống còn 8,34 triệu. Và theo ước tính đến năm 2010, con số này chỉ còn 8,03 triệu.
Hiện tại, các sinh viên đã tốt nghiệp Đại học cũng đang phải đối mặt với những khoảng thời gian tìm việc rất gian lao khi hầu hết các công ty và cơ quan đều phải cắt bớt nhân lực vì tình hình tài chính quá khó khăn.
Theo tính toán của Bộ Nhân lực và An ninh xã hội, năm 2009, Trung Quốc đón chào thêm khoảng 6,11 triệu sinh viên tốt nghiệp Đại học và Cao đẳng và vẫn còn 1 triệu sinh viên đã tốt nghiệp năm ngoái chưa có việc làm. Bài toán giải quyết việc làm cho sinh viên vẫn là một bài toán khó và chưa tìm được đáp án.
Ở Trung Quốc, các kỳ thi tuyển sinh vào Đại học, hay còn gọi là "gao kao", được tổ chức vào ngày 7/6 đến 9/6 hàng năm, là kỳ thi lớn nhất. Kỳ thi này có thể thay đổi cuộc sống của các học sinh trong một xã hội cạnh tranh khốc liệt.
Theo Vnn
"Cần nghiên cứu lại các hình thức kỉ luật học sinh để làm sao vừa nghiêm minh, vừa hiệu quả, vừa mang tính giáo dục. Không nên để hình phạt trở thành nhàm chán, không đáng sợ…" - đó là ý kiến của PGS. Văn Như Cương về tình trạng bạo lực học đường hiện nay.
Phải ngồi xe lăn từ năm lên 4 tuổi, không thể nói được rõ ràng và không thể cầm bút để vẽ sơ đồ và đồ thị, cô nữ sinh trung học 17 tuổi Jacqueline Woo ở Singapore vẫn đạt được những thành tích học tập đáng nể.
(HBĐT) - Phòng GD&ĐT huyện Cao Phong vừa tổ chức Hội thi hiệu trưởng quản lý giỏi cấp THCS. 13 hiệu trưởng của các trường THCS trên toàn huyện đã tham dự.
Để giúp học sinh tránh mua nhầm hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH,CĐ giả, Sở GD - ĐT Hà Nội vừa có thông báo, hướng dẫn học sinh mua hồ sơ ĐKDT, tại liệu tuyển sinh tại trường.
Khi chúng tôi đến Học viện Ngân hàng, cô sinh viên Nguyễn Thị Hiền đang lặng lẽ bước từng bước chậm rãi bằng chiếc chân giả từ giảng đường về phòng 104, nhà B ký túc xá.
Suốt 10 năm qua, tại thôn Thanh Xá, xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên), người thầy giáo nông dân không bằng cấp Vũ Mạnh Hưng vẫn miệt mài dạy học, giúp hàng trăm em học sinh đỗ vào đại học, cao đẳng.