Sinh viên Học viện Ngoại giao trong buổi đối thoại.
Theo Martin Davidson, Tổng giám đốc Hội đồng Anh toàn cầu, những thanh niên ở tuổi 18 nhưng đã trở thành những doanh nhân, thủ lĩnh thành đạt chính là nhờ họ đã biết tận dụng mọi cơ hội, đặc biệt là các cơ hội đến từ mạng internet.
Ngày 15/1/2010, trong chuyến làm việc một ngày đến Việt Nam, Tổng giám đốc Hội đồng Anh toàn cầu Martin Davidson đã có một buổi nói chuyện với sinh viên (SV) Học viện Ngoại giao và một buổi họp báo giả với SV Học viện Báo chí Tuyên truyền tại Hà Nội về ngoại giao văn hóa.
Bên lề buổi nói chuyện, VietNamNet đã có một cuộc trao đổi nhỏ với ngài Davidson về vai trò của thế hệ trẻ trong việc kiến tạo “sức mạnh mềm” của mỗi quốc gia.
Martin Davidson |
Phóng viên: Theo ông, vai trò của giới trẻ trong việc tạo ra “sức mạnh mềm”, “sức mạnh thông minh” cho mỗi quốc gia là gì?
Martin Davidson: Giới trẻ là tương lai của bất cứ quốc gia nào. Một nước muốn phát triển, muốn trở nên mạnh hơn trên trường quốc tế thì cần phải có lớp trẻ sáng tạo. Trong một thế giới toàn cầu hóa, các quốc gia phải dựa vào nhau ngày càng nhiều hơn.
Vì thế, giới trẻ cần phải có kiến thức, có kỹ năng, sự hiểu biết và điều quan trọng là phải có mong muốn được trở thành một phần của cộng đồng quốc tế.
Nhiệm vụ của ngoại giao văn hóa chính là tạo cơ hội cho giới trẻ có được những cơ hội để thể hiện khả năng đó của mình. Sự thịnh vượng của quốc gia phụ thuộc vào khả năng của những người trẻ có thích ứng được với môi trường quốc tế hay không.
Điều đó đúng với nước Anh và tôi nghĩ cũng đúng với Việt Nam.
Vậy những kiến thức, kỹ năng và sự hiểu biết mà người trẻ cần có để thích ứng với môi trường quốc tế là gì, thưa ông?
Qua hai buổi nói chuyện với SV tại HV Ngoại giao và HV Báo chí Tuyên truyền, tôi nhận thấy các bạn đã đưa ra những câu hỏi rất hay và sắc sảo. Điều này khiến cho tôi cảm thấy ngạc nhiên về vốn kiến thức và tầm hiểu biết của các bạn. Theo tôi, đây là một yếu tố quan trọng để các bạn trẻ VN tự tin tham gia vào quá trình phát triển của toàn cầu.
Ngoài ra, các bạn cần phải giỏi tiếng Anh và sử dụng thành thạo internet như những công cụ kết nối cá nhân với mạng xã hội rộng lớn, thông qua đó tìm kiếm các cơ hội phát triển cho chính mình.
Để thích ứng với môi trường quốc tế phát triển đa dạng nhưng không ít phức tạp, các bạn cũng cần phải học thái độ lắng nghe và hiểu biết sâu sắc những nền văn hóa khác biệt, từ đó làm cơ sở cho sự đối thoại và chung sống hòa bình lẫn nhau.
Sự phát triển internet và các phương tiện truyền thông khác mang lại nhiều thay đổi tích cực. Nhưng bên cạnh đó cũng có lo ngại thế hệ trẻ bị “đồng hóa” theo những giá trị bên ngoài mà không giữ được bản sắc dân tộc mình. Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm gì để trở thành một công dân toàn cầu vẫn giữ được những giá trị độc đáo của dân tộc?
Theo tôi, vấn đề thế hệ tương lai “bị đồng hóa” hay còn giữ được bản sắc không phụ thuộc nhiều vào sự phát triển internet hay các phương tiện truyền thông, kỹ thuật khác.
Rõ ràng là sự phát triển của internet đang tạo ra những cơ hội rất lớn cho những người trẻ giao lưu với thế giới và qua đó quảng bá hình ảnh đất nước, con người của quốc gia họ.
Qúa trình các bạn trẻ sáng tạo trong tất các các lĩnh vực nghệ thuật, khoa học, giáo dục hay các lĩnh vực khác của xã hội dân sự trên nền tảng phát huy những giá trị độc đáo của dân tộc mình, theo tôi, chính là quá trình “giữ gìn bản sắc dân tộc”.
Ông có nhiều năm kinh nghiệm và hiểu biết về Trung Quốc. Việt Nam cũng giống như Trung Quốc, là một xã hội Á đông với nhiều truyền thống và giá trị bảo thủ. Vậy làm sạo để thúc đẩy sáng tạo, dám thay đổi trở thành văn hóa ở những quốc gia này?
Tôi nghĩ các nhà lãnh đạo, quản lý nhà nước, những nhà làm luật, hoạch định chiến lược, lãnh đạo các chính quyền, sở, ban, ngành…. sẽ đóng một vai trò quan trong trong quá trình này.
Họ chính là người nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho sự phát triển cho sáng tạo trở thành văn hóa của các quốc gia bằng những chính sách, điều luật, cơ chế khuyến khích quá trình này.
Thế còn những người trẻ, họ đóng vai trò như thế nào trong quá trình đó và làm thế nào để thúc đẩy quá trình đó?
Như tôi đã từng nhấn mạnh, giới trẻ là tương lai của bất cứ quốc gia nào và vì vậy một nước muốn phát triển, muốn trở nên mạnh hơn trên trường quốc tế thì cần phải có lớp trẻ sáng tạo.
Để thúc đẩy quá trình đó, ngoài việc lớp trẻ được các nhà quản lý, lãnh đạo và cả xã hội khuyến khích việc sáng tạo, thì bản thân mỗi cá nhân cũng phải học hỏi, tích lũy những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành mỗi cá nhân sáng tạo.
Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm thành công của bản thân ông với giới trẻ Việt Nam?
(cười) Đây có vẻ là một câu hỏi khó. Tôi nghĩ vấn đề chính là tận dụng hết sức tất cả các cơ hội mà bạn có.
Với giới trẻ ngày nay có thể là các cơ hội về thông tin, về giao lưu kết bạn… Chúng ta đã được nghe rất nhiều về những thanh niên ở tuổi 18 nhưng đã trở thành những doanh nhân, thủ lĩnh thành đạt chính là nhờ họ đã biết tận dụng mọi cơ hội, đặc biệt là các cơ hội đến từ mạng internet.
Xin cám ơn ông!
Martin Davidson bắt đầu vai trò Tổng giám đốc Hội đồng Anh toàn cầu từ tháng 4/2007. Trước đó, ông đã có một quá trình làm việc 16 năm liên tục tại Trung Quốc, Hồng Kông và ông cũng từng đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng tại Hội Đồng Anh các khu vực đặc biệt như Đông Á, Trung Đông, Nam Âu…. Tại buổi lễ nhận chức năm 2007, vị Chủ tịch Hội đồng Anh ca ngợi ông như một nhân vật của những sáng tạo dựa trên một nền tảng tri thức, kinh nghiệm sâu sắc. Sở thích của Martin vào lúc rảnh rỗi là được ngồi trong khoang lái của một chiếc máy bay nhỏ để ngắm cảnh vật từ không trung. Ông còn là “tín đồ” của những môn thể thao như chạy bộ, bóng chày. |
Theo VietNamnet
Nhằm giúp thí sinh có đầy đủ thông tin điểm chuẩn 2009 làm tư liệu phục vụ kỳ thi ĐH-CĐ 2010, Tuổi Trẻ Online đã tổng hợp lại điểm chuẩn 2009 của tất cả các trường ĐH, CĐ trong cả nước để thí sinh dễ tra cứu nhất.
Trước thực trạng xuống cấp đạo đức báo động của một số bộ phận học sinh hiện nay, Bộ GD-ĐT đã gấp rút lên kế hoạch đưa chương trình kỹ năng sống vào giảng dạy trong trường học.
Ngoài một chương trình của ĐH Quốc gia Hà Nội, 3 chương trình của ĐH Quốc gia TPHCM được Mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á (AUN) đánh giá đạt chuẩn. Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng ĐH Quốc gia TPHCM, cho rằng kết quả này là khả quan
Nét mặt hân hoan, nụ cười rạng rỡ, ánh mắt ngơ ngác tìm nhau, rồi tay bẳt mặt mừng, reo hò đến bật khóc khi nhận ra bạn cũ, thầy xưa... Đó là những gì người ta được chứng kiến tại chương trình gặp gỡ và tri ân giữa những thầy cô Xô viết và hơn 50.000 lưu học sinh Việt Nam một thời.
Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ 8 Hội Sinh viên Việt Nam diễn ra vào tháng 2-2009 đã phát động trong sinh viên cả nước Cuộc vận động "Sinh viên 5 tốt", với nhiều tiêu chí và quy định cụ thể. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai, cuộc vận động đã xuất hiện những khó khăn và hạn chế.
Với chất lượng giáo dục được nâng cao nhanh chóng, các trường đại học châu Á đang thu hút ngày càng nhiều sinh viên từ những nơi khác đến học tập, đặc biệt là sinh viên Mỹ và sinh viên châu Âu