Ngành khoa học và kỹ thuật máy tính của Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TPHCM đạt chuẩn ASEAN.

Ngành khoa học và kỹ thuật máy tính của Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TPHCM đạt chuẩn ASEAN.

Ngoài một chương trình của ĐH Quốc gia Hà Nội, 3 chương trình của ĐH Quốc gia TPHCM được Mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á (AUN) đánh giá đạt chuẩn. Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng ĐH Quốc gia TPHCM, cho rằng kết quả này là khả quan

* Phóng viên: Tiến sĩ có thể chia sẻ kết quả kiểm định mà đoàn đánh giá ngoài của AUN vừa công bố?


- TS Vũ Thị Phương Anh: Đoàn đánh giá ngoài của AUN đã tiến hành việc đánh giá cấp chương trình đào tạo lần đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 12–2009 đối với 4 chương trình của 4 trường ĐH. Đó là chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin của Trường ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội), ngành điện tử - viễn thông của Trường ĐH Bách khoa, ngành công nghệ thông tin của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên và ngành khoa học - kỹ thuật máy tính của Trường ĐH Quốc tế, đều thuộc ĐH Quốc gia TPHCM. Đáng mừng là cả 4 chương trình mà AUN đánh giá đều đạt trên điểm 4, ngang với mức trung bình chung của khu vực. Trong đó, được đánh giá cao nhất là chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đạt xấp xỉ mức điểm 5.


Tiến sĩ có thể so sánh kết quả này đối với các chương trình đào tạo của các trường ĐH trong khu vực mà AUN đã tiến hành đánh giá?


- Tôi đã từng cùng AUN tham gia đánh giá một số chương trình của các trường ĐH tại Philippines, Indonesia, Malaysia... Chương trình đạt điểm cao nhất cũng chỉ ở mức 5 - 6 điểm. Do vậy, kết quả trên là rất khả quan, chứng tỏ ĐH nước mình đủ sức hội nhập vào khu vực.


Mục đích của việc đánh giá chương trình của AUN là gì?


- Mục đích của việc đánh giá chương trình của AUN là tiến tới đào tạo liên thông giữa các trường đạt tiêu chuẩn trong khu vực. Những trường ĐH tốt nhất của 10 nước trong khu vực đều tự nguyện tham gia đánh giá chương trình. Việc đánh giá này còn giúp các trường ĐH hiểu biết lẫn nhau, tin tưởng nhau, từ đó xây dựng chiến lược cho việc trao đổi tín chỉ và đào tạo liên thông giữa các trường trong mạng lưới AUN.


Kết quả trên mang lại quyền lợi gì cho các trường và sinh viên, thưa tiến sĩ?


- Chủ trương của ĐH Quốc gia TPHCM là muốn đánh giá xem chương trình đào tạo của mình mạnh yếu thế nào, từ đó tập trung đầu tư để đẩy chất lượng đào tạo lên cao hơn, đặc biệt ở các ngành kỹ thuật và kinh tế. Do vậy, khi các chương trình được đánh giá đạt tiêu chuẩn khu vực, các trường sẽ tiếp tục đầu tư để xứng đáng với kết quả kiểm định cũng như nâng cao hơn nữa chương trình đào tạo của mình. Bên cạnh đó, sinh viên có quyền lợi là có cơ hội được liên thông với các trường ĐH trong khu vực. Ngược lại, khi đã đạt tiêu chuẩn kiểm định của AUN thì các trường ĐH Việt Nam cũng thu hút được sinh viên của các nước tới học. Điều này sẽ mang lại uy tín cho ĐH Việt Nam cũng như tạo sự tự tin rất lớn cho sinh viên, giảng viên.


Bao giờ sinh viên của các chương trình vừa được AUN đánh giá đạt tiêu chuẩn có thể liên thông với các ĐH trong khu vực?


- AUN sẽ tổ chức hội nghị chuyển đổi hệ thống tín chỉ tại ĐH Quốc gia TPHCM vào các ngày 19 và 20–1 để thảo luận về vấn đề này. Sau đó, thành viên của AUN sẽ quyết định phải làm gì để tiến tới việc đào tạo liên thông. Tôi nghĩ  phải mất 2, 3 năm nữa mới có thể hoàn thiện được khung chương trình liên thông.


Sắp tới, AUN có tiến hành đánh giá thêm các chương trình đào tạo của ĐH Quốc gia TPHCM hay không?


- Dự kiến năm 2010, ĐH Quốc gia TPHCM sẽ đưa tất cả các chương trình đào tạo cử nhân tài năng và chương trình tiên tiến của Bộ GD-ĐT để AUN đánh giá theo bộ tiêu chuẩn của tổ chức này. Từ trước đến nay, chúng ta cứ đào tạo các chương trình này với mục đích nâng cao chất lượng nhưng thực sự không ai biết những chương trình đào tạo đó đạt mức độ nào.

AUN gồm 21 trường ĐH hàng đầu của 10 nước Đông Nam Á. AUN hoạt động với mục tiêu thúc đẩy sự hợp tác và tình đoàn kết giữa các chuyên gia, học giả, viện sĩ và nhà khoa học trong khu vực; phát triển nguồn nhân lực cho khối giáo dục và các ngành nghề khác trong khu vực; thúc đẩy hoạt động chia sẻ thông tin trong cộng đồng giáo dục ASEAN và nâng cao nhận thức về bản sắc khu vực và bản sắc ASEAN cho các thành viên.

 

                                                                           Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
100% học viên của lớp được xếp loại tốt nghiệp khá, giỏi.

Học bổng quốc gia UNESCO- L’OREAL dành cho nữ

Chương trình học bổng quốc gia UNESCO- L’OREAL vừa công bố chương trình học bổng năm 2010. Theo đó, dành cho Việt Nam 3 suất học bổng, mỗi suất trị giá 150 triệu.

Học sinh Trung Quốc không muốn thi Đại học

Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết, năm nay, số lượng thí sinh đăng ký dự thi Đại học, Cao đẳng ở nước này đã giảm xuống một cách rõ rệt.

Trả lương 1.500 USD để ''hút'' tiến sĩ đặc biệt

Thông qua một nghiên cứu điều tra độc lập, ĐH Quốc gia Hà Nội có khả năng chi trả 1500 USD/ 1 tháng cho những tiến sĩ tốt nghiệp ở những trường ĐH danh tiếng nước ngoài trong một số nhóm ngành đặc biệt.

Đàng hoàng, nghiêm túc trong học tập để có cơ hội thành công

“Người trẻ nếu đàng hoàng, nghiêm túc trong học tập thì chắc chắn, cơ hội thành công của họ trong công việc sau này sẽ lớn hơn. Họ sẽ hạnh phúc hơn với một tinh thần thoải mái và phong phú về vốn sống” - lời khuyên của Tiến sĩ 7X Đàm Quang Minh dành cho bạn trẻ.

Công chức trẻ lộ tài sau 5 năm đặt đúng chỗ

Đã tuyển dụng công chức thì phải luôn tuyển người trẻ, ưu tú. Nếu được đặt đúng chỗ thì chỉ khoảng 5 năm sẽ bộc lộ tài năng. Chuyên gia cao cấp Bùi Đức Lại nêu ý kiến sau khi đọc xong các bài viết "người trẻ nhảy việc khỏi Bộ GĐ-ĐT".

Tôn vinh những tấm lòng hết mình vì sự nghiệp giáo dục

Ngày 15/1, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Lễ tuyên dương 405 các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm có đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục. Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định: “Đây chính là những tình cảm thương yêu đối với những học sinh, sinh viên”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục