Giờ học của học sinh lớp 1, Trường tiểu học
Bắc Hà (TP Hà Tĩnh).

Giờ học của học sinh lớp 1, Trường tiểu học Bắc Hà (TP Hà Tĩnh).

Thạch Hà là huyện nghèo của tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, nhờ cách làm năng động, sáng tạo trong việc xã hội hóa và nâng cao chất lượng giáo dục; nhất là quy hoạch sắp xếp hệ thống trường lớp một cách phù hợp mà giáo dục ở đây đã chuyển biến đáng kể; là kinh nghiệm cho nhiều địa phương khác tham khảo, học hỏi.

Huyện Thạch Hà có truyền thống hiếu học, nhưng hệ thống và cơ sở vật chất trường học chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Toàn huyện chỉ có một trường trung học phổ thông (THPT), một trường liên thông cấp 2-3. Các trường trung học cơ sở (THCS) và tiểu học hình thành theo đơn vị cấp xã, gần một nửa số trường THCS quy mô từ 8 đến 14 lớp. Do quy mô trường còn nhỏ, cho nên việc phân bổ giáo viên hết sức khó khăn. Cơ sở vật chất trường học còn nghèo, xuống cấp, diện tích khuôn viên chật hẹp. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn còn thấp, nhận thức về xã hội hóa giáo dục còn phiến diện trong cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở một số địa phương, chưa tạo được môi trường giáo dục lành mạnh để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới.
 
Từ thực trạng trên, Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết về xã hội hóa và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
 
Về quy hoạch hệ thống trường lớp, huyện đề ra mục tiêu xây dựng năm trường THPT, sáp nhập THCS thành 19-20 trường liên xã với quy mô mỗi trường ít nhất có 20 lớp và khoảng 800 học sinh. Tiểu học hình thành theo đơn vị xã. Những xã địa bàn rộng, đi lại khó khăn có thể lập phân hiệu ở một số vùng. Hệ thống mầm non được tập trung về xã, nơi chưa có đủ điều kiện thì hình thành cụm lớp ở liên thôn.
 
Ðến nay, sau gần bảy năm thực hiện, Nghị quyết đi vào cuộc sống, hợp lòng dân, chất lượng giáo dục đã được nâng lên rõ rệt. Ngoài hai trường THPT đã có, huyện thành lập thêm ba trường ở các vùng, hơn 80% số học sinh lớp 9 được thu hút vào THPT, 22 trường THCS liên xã, 43 trường tiểu học (có sáu trường THCS và 11 trường tiểu học đã chuyển đơn vị khác). Hệ thống mầm non đã được tập trung về xã. Tất cả các trường đều được quy hoạch và cấp đủ diện tích theo định mức của Bộ Xây dựng quy định. Hiện có 83% số trường đạt chuẩn quốc gia.

Do quy mô và hệ thống trường hợp lý, cho nên có điều kiện thu hút con em vào học nhằm thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục. Việc phân bổ giáo viên cũng thuận lợi, có tổ bộ môn đầy đủ, hạn chế tình trạng dạy chéo môn, chéo lớp, có sự cạnh tranh về chuyên môn, tạo được phong trào thi đua học tập trong học sinh, do đó chất lượng giảng dạy và học tập được nâng lên. Ðiều kiện huy động nguồn lực tốt hơn, cơ sở vật chất được sử dụng tối đa về công năng, giảm biên chế quản lý, hành chính và các chi phí dịch vụ khác.

Kinh nghiệm quy hoạch, sắp xếp hệ thống trường học ở Thạch Hà cho thấy, cấp ủy chính quyền phải vào cuộc và phải tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, phải quán triệt sâu rộng trong toàn Ðảng, toàn dân, trong toàn ngành về vị trí giáo dục là quốc sách hàng đầu, tính cần thiết và cơ sở khoa học của việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và quy hoạch hệ thống trường lớp nói riêng, tạo sự đồng thuận trong đội ngũ cốt cán, đảng viên và nhân dân. Thực tế cũng cho thấy, mỗi khi cấp ủy chính quyền quyết tâm cao, đội ngũ cốt cán nắm được tính ưu việt của chủ trương, phân tích có cơ sở khoa học, kiên trì thuyết phục thì nhân dân đồng tình và hỗ trợ chủ trương đó. Mặt khác, cần có bước đi hợp lý. Huyện đã chọn năm trường làm trước một vài năm học để rút kinh nghiệm trong tổ chức chỉ đạo, sau đó cân nhắc các yếu tố về nguồn vốn, cơ sở vật chất, tư tưởng của nhân dân, năng lực tổ chức chỉ đạo của huyện và cơ sở để xây dựng kế hoạch từng năm cho đến khi hoàn thành mục tiêu đề ra; không nóng vội, nhưng cũng không thụ động chờ đợi.
 
Tuy vậy, do cân đối nguồn vốn để xây dựng cơ sở vật chất trường học có khó khăn, có trường nằm trong vùng mỏ sắt cần di dời, cho nên còn bốn trường (dự kiến sáp nhập thành hai trường) chưa thực hiện được, quy mô chỉ từ 12 đến 14 lớp là không hợp lý. Một số trường còn thiếu phòng học chức năng.

Một thực tế đặt ra là sĩ số học sinh ngày càng giảm do thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Hiện nay ở nhiều tỉnh số học sinh lớp 9 nhiều hơn học sinh lớp 5, lớp 6 (đầu vào) từ 30 đến 40%, cá biệt gần 50%. Nếu không quy hoạch sắp xếp lại hệ thống trường lớp học thì quy mô hẹp dần, ảnh hưởng lớn đến yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất trường học không sử dụng hết công năng, gây lãng phí nguồn vốn đầu tư. 

Phương pháp, cách làm quy hoạch sắp xếp hệ thống trường học ở Thạch Hà là bài học cần được nhân rộng.

                                                                                      Theo ND

Các tin khác

Xã Mông Hóa đẩy mạnh phong trào XHH giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Thứ trưởng giáo dục 'trải lòng' về nghề giáo

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nói gì về đề xuất của GS Ngô Bảo Châu và hơn 500 ý kiến độc giả VietNamNet "để thực hiện việc thượng tôn học tập"?

Học nghề để làm “bước đệm” lên đại học?

Để khuyến khích học sinh học nghề, nhiều nơi tại TP.HCM đề xuất và định hướng cho học sinh học trung cấp để làm "bước đệm" lên đại học.

Chương trình MBA ĐH Northwestern - Thuỵ Sĩ tại Việt Nam

Khoa Quản trị Kinh doanh (HSB) - Đại học Quốc Gia Hà Nội vừa kết hợp với Đại học Northwestern - Thuỵ Sĩ đào tạo chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh Quốc tế (IeMBA).

Ngổ Luông chú trọng phát triển sự nghiệp giáo dục

(HBĐT) - Nằm cách trung tâm huyện trên 20 km, Ngổ Luông là một xã vùng cao của huyện Tân Lạc. Tuy còn nhiều khó khăn trong đời sống, nhưng người dân đã nhận thức được rằng đầu tư cho giáo dục cũng chính là đầu tư cho tương lai.

Tiến sĩ quan và mục tiêu… thiếu khả thi

Đề án 322 của Chính phủ được thực hiện từ năm 2000 đến nay với mục tiêu đào tạo cán bộ trình độ TS, thạc sĩ, đại học ở nước ngoài hoặc phối hợp với nước ngoài để đào tạo... Cùng với đề án này, mục tiêu đào tạo 20.000 TS để các trường đại học có tối thiểu 30% TS vào năm 2020 là một vấn đề được dư luận các nhà khoa học, giáo dục bàn luận nhiều nhất. Có ý kiến cho rằng đây là một mục tiêu thiếu khả thi, bởi qua hơn 9 năm thực hiện vẫn còn quá nhiều điều tranh cãi.

Một giảng viên “đạo” từ điển tiếng Hàn

Từ điển ngữ pháp tiếng Hàn, một cuốn sách phổ biến được rất nhiều học viên, sinh viên tiếng Hàn sử dụng, đứng tên tác giả Lý Kính Hiền thực ra là một cuốn sách “đạo”

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục