Không tuyển được sinh viên, nhiều ngành có nguy cơ sẽ phải đóng cửa “Một số ngành nhu cầu xã hội rất cần nhưng những năm gần đây tuyển sinh rất khó”- ông Nguyễn Văn Thư, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, cho biết.

Thực trạng này cũng xảy ra ở nhiều trường ĐH, CĐ, thậm chí do không tuyển được sinh viên nên nhiều ngành có nguy cơ phải đóng cửa.


Vì tên ngành không “hot”?


Theo ông Nguyễn Văn Thư, TPHCM đang khởi công công trình đường sắt metro nhưng hiện nay tại TPHCM chưa có một kỹ sư nào về lĩnh vực này. Theo ban quản lý công trình, mỗi năm cần phải đào tạo 200 kỹ sư mới đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Do đó, 2 năm nay, Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM mở ngành xây dựng đường sắt metro để đào tạo nhưng việc tuyển sinh rất khó khăn. Theo ông Thư, phải dựa vào xét tuyển nguyện vọng (NV) 2, trường mới tuyển được 60 chỉ tiêu dù điểm chuẩn chỉ bằng điểm sàn.


Ngoài ra, ngành quản trị logistic cũng là một ngành rất cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế, hội nhập thế giới, là cách tiếp cận hiện đại kết nối giao thương hàng hóa, vận chuyển hàng hóa. Đây là một ngành học dễ có cơ hội tìm việc làm. Tuy nhiên, ông Thư cho biết ngành học này hằng năm nhận được ít hồ sơ.

Bên cạnh đó, ngành công trình thủy cũng là một ngành rất cần thiết ở bất kỳ huyện, xã nào nhưng việc tuyển sinh cũng hết sức khó khăn. “Có thể đây là những ngành có tên không “hot” nên khó thu hút thí sinh”- ông Nguyễn Văn Thư nhận định.


Học sinh Trường THPT Đồng Nai  tham quan Khoa Công nghệ Thực phẩm
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Ảnh: N.HỮU


Ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, cho biết những năm gần đây thí sinh đổ dồn vào các ngành điện, điện tử, công nghệ thông tin, xây dựng trong khi các ngành được đánh giá nhu cầu xã hội rất cần như công nghệ môi trường, công nghệ thực phẩm, kỹ thuật nhiệt – điện lạnh, kỹ thuật công nghiệp lại khó khăn trong tuyển sinh. Trong khi đó, sinh viên các ngành này ra trường đều có việc làm ngay.

Tuy nhiên, hằng năm, các ngành trên có ít hồ sơ đăng ký và trường đều phải tuyển NV2 mới đủ chỉ tiêu và điểm chuẩn thường chỉ cao hơn điểm sàn 1-2 điểm.


Ông Nguyễn Ngọc Tân, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Tài chính – Marketing, cũng cho biết 2 chuyên ngành tin học ứng dụng trong kinh doanh, tin học ứng dụng trong thương mại điện tử những năm qua ít thu hút thí sinh hơn các ngành học khác dù đây là những lĩnh vực rất cần thiết đối với các doanh nghiệp hiện nay và cơ hội tìm việc làm rất cao.


Cần hiểu đúng về ngành nghề


Tại Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, một số ngành như cơ khí nông lâm, lâm nghiệp, cơ khí chế biến bảo quản nông sản thực phẩm... cũng rất ít được thí sinh quan tâm nên thường phải tuyển NV2, NV3 mới đủ chỉ tiêu.

Theo bà Trần Thị Thanh, Trưởng Khoa Cơ khí Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, thí sinh cứ nghĩ ngành cơ khí, nông lâm là phải cày cấy, tiếp xúc với máy móc, điều kiện làm việc vất vả, lương thấp nên nhiều em tránh. Tuy nhiên, thực tế là những sinh viên tốt nghiệp ngành cơ khí đa số có việc làm ổn định.
 

“Cần phải hiểu đúng hơn về các ngành nghề trước khi đăng ký dự thi” - bà Trần Thị  Thanh nhắn nhủ.


Ông Nguyễn Tiến Dũng cũng cho rằng thí sinh cần tìm hiểu thông tin chuẩn đầu ra của các trường để hình dung khả năng việc làm, nhu cầu nhân lực... nhằm hiểu rõ hơn về các ngành nghề hiện nay. Thí sinh không nên dựa vào những định hướng thiếu cơ sở hoặc ý nguyện của gia đình khi đăng ký dự thi ĐH, CĐ.

Ngoài ra, thí sinh cũng phải tham khảo điểm chuẩn, tỉ lệ “chọi” của các ngành các năm trước để có cách nhìn tổng quát về ngành mình sẽ dự thi.

 

                                                                                    Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Trường THSC Vầy Nưa, huyện Đà Bắc thực hiện tốt cuộc vận động hai không
Không có hình ảnh

Tạo email cho học sinh lớp 12

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có công văn đề nghị các trường THPT và Trung tâm Giáo dục Thường xuyên phối hợp với Sở và Bộ GD&ĐT tạo hệ thống hộp thư điện tử (email) cho tất cả học sinh lớp 12 năm học này.

Chuyện hiếu học kỳ diệu nhất Việt Nam năm 2009

Ngồi bên cây đàn bầu tự chế, chậm rãi tấu lên khúc nhạc Về quê da diết, ông nói đời mình “rứa mà vẫn còn may hơn nhiều gia đình khác”.

Trường THCS Lỗ Sơn: Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động lớn của ngành GD-ĐT

(HBĐT) - Đối với tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh trường THCS Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc, năm học 2009 - 2010 là năm đẩy mạnh việc thực hiện các cuộc vận động của ngành giáo dục.

Một nhà khoa học Việt Nam trở thành Viện sĩ Nga

Tiến sĩ khoa học Cao Văn Phường - Hiệu trưởng Trường đại học Bình Dương vừa được Viện Hàn lâm Khoa học Kỹ sư Nga A.M. Prokhorov kết nạp và trao bằng phong tặng chức danh Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Kỹ sư Nga.

Kỳ tích chàng sinh viên "tí hon" nhất Việt Nam

Thoạt nhìn, nhiều người lầm tưởng đó chỉ là cậu bé học cấp 1. Nhưng ít ai nghĩ, “chú bé tí hon” ấy đã là SV năm thứ 2 và làm được nhiều điều phi thường. Dù đã 20 tuổi nhưng “tí hon” chỉ có chiều cao 1,03m và nặng 21kg.

Học lớp 6, không đi buôn nổi vàng?

Tình cờ đọc SGK Vật lí 6, tái bản lần thứ bảy, Nhà xuất bản Giáo dục 2009 và nhiều cuốn liên quan, độc giả Nhị Giang cho rằng: một số đơn vị được giải thích không đúng hoặc cho không đúng giá trị; cách viết các biểu thức, trị số và đơn vị ở đó cũng không theo một tiêu chuẩn nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục