Barry Kanpol, Phó Giáo sư của ĐH St. Joseph (Mỹ) viết: Trong suốt 30 năm qua, đã có một sự phản hồi mạnh mẽ từ các nhà lý luận phản biện đối với tư tưởng trường học công truyền thống.
Ảnh: An Bang. |
Các nhà giáo dục phản biện lấy quyền gì?
Sự xuất hiện của trường phái tiến bộ Anh và sau đó là những làn sóng phản ứng tới từ Mỹ, vốn là nơi xem trường học như một cách kiểm soát xã hội; những nghiên cứu dân tộc học miêu tả trường học như là nơi mô phỏng phân biệt giai cấp xã hội; những vấn đề xã hội khác phác họa học đường như là một nơi biệt lập của sự bất công về sắc tộc, địa vị và giới,.. đã khiến giáo dục phản biện, từ những khái niệm những hiệu quả đạt được, trở thành dạng tư tưởng và hành động thách thức lại những hệ tư tưởng áp đặt được bồi đắp trong quá trình lịch sử. Điều này vì lợi ích của chúng ta quanh vấn đề về trường học công.
Đã có rất nhiều lời chỉ trích, phê phán hướng tới các nhà giáo dục phản biện và bộ môn giáo dục phản biện trên khía cạnh hành động xã hội. Những chỉ trích này đều xoay quanh ít nhất ba chủ đề trung tâm:
Thứ nhất: Các nhà giáo dục phản biện lấy quyền gì phát ngôn thay những người bị áp chế và đẩy ra ngoài rìa xã hội, đặc biệt là khi “phát ngôn” này lại xuất phát từ các trường đại học trung lưu và các vị trí giảng dạy khác.
Thứ hai: Ngôn ngữ được những nhà giáo dục phản biện sử dụng quá khó hiểu khiến ngay cả một giáo viên bậc trung cũng không thể lĩnh hội được một số lý thuyết phản biện được nêu ra. Điều này đi ngược lại với sứ mệnh cơ bản của giáo dục phản biện về việc thách thức các hình thức áp chế, lệ thuộc và lấn át. Trong khi ở đây, bản thân ngôn ngữ đã trở thành một hình thức lấn át.
Thứ ba: Giáo dục phản biện về mặt lý thuyết mà nói có tầm nhìn rất xa, nhưng vẫn thiếu những biện pháp thực tế để thực hiện.
Trả lời 3 phê bình vô lý
3 lời phê bình trên thật vô lý. Ở mức đơn giản nhất, tôi có thể trả lời những tuyên bố này theo cách sau:
Thứ nhất: Tất cả mọi người, bất kể từ một giai cấp xã hội nào đều có quyền đấu tranh cho một nền dân chủ. Miễn là chủ đích vì công bằng xã hội, những thứ khác còn quan trọng gì.
Thứ hai: Mặc dù ngôn ngữ có thể khó hiểu, chẳng phải chúng ta với tư cách một phong trào xã hội mới cần phải tạo ra một thứ ngôn ngữ mới và có sức truyền tải để thay thế những hình thức diễn đạt cũ và từ đó thay đổi những lối suy nghĩ cũ?
Thứ ba: Một phần của giáo dục phản biện LÀ nhằm nỗ lực chống lại những thực thể được lập công thức. Một người không thể thực tế theo nghĩa đen bởi vì bối cảnh và hiện thực mỗi nơi mỗi khác. Nói cách khác, một người không thể đưa ra “mười” bước cho giáo dục phản biện, nhất là khi giáo dục phản biện trên mỗi phương diện, mỗi địa phương mỗi khác.
Khi mới bắt đầu sự nghiệp, cách trả lời trên đã có thể biện minh cho việc xây dựng lý thuyết của tôi. Chúng đã có thể dẫn đường cho việc giảng dạy của tôi, và có lẽ là một nền tảng chuẩn mực mà dựa vào đó tôi có thể sống hết đời. Điều đó không có gì là sai trái cả! Ít ra tôi cũng còn có lối để mà tấn công một cách đáng kể vào hệ tư tưởng áp đặt!
Mặc dù tôi không “cổ” một chút nào, tôi chắc chắn không phải là một con người hấp tấp giống như tôi cách đây mười năm khi bắt đầu viết về giáo dục phản biện. Tôi nhận thấy cần phải làm giảm đi mức độ lý thuyết để giúp mọi người hiểu được một quan điểm rất quan trọng về xã hội. Tôi nhận ra rằng, nền tảng giáo dục trung lưu mà tôi nhận được đôi khi lại là trở ngại đối với những vấn đề tôi muốn thảo luận. Và tôi cũng nhìn ra được nhu cầu có những phạm vi thực tiễn cho phép giáo viên đang hoặc sắp vào nghề nắm bắt được khi họ bước ra đời “thật”.
Với những quan điểm trên, tôi muốn nói một điều quan trọng về giáo dục phản biện. Giáo dục phản biện là sự thách thức tới bất cứ hoặc tất cả các hình thức của sự tha hóa, ép buộc và sự phụ thuộc – bất kể chúng xuất phát từ đâu hoặc từ vị trí như thế nào. Dù đến từ giai cấp, thứ bậc nào trong công việc, bất cứ ai (trong trường hợp này là giáo viên) sẵn sàng đứng ra thách thức mọi hệ tư tưởng áp đặt đều đang (hoặc góp phần) hành động theo quan điểm của sư phạm phản biện.
"Tôi muốn đạt được 3 việc"
Trong phần còn lại, tôi muốn đạt được ba việc. Tôi muốn trình bày nền tảng lý thuyết thông qua khái niệm về học đường và giáo dục.
Tôi sử dụng cả hai khái niệm này trong các lớp học cơ bản của mình. Chúng thực ra có thể được coi như sự nhập môn về giáo dục phản biện.
Thứ hai, tôi sẽ gián tiếp đề cập tới những khía cạnh thực tiễn mà tôi cho rằng rất có giá trị khi sử dụng trong môi trường giảng dạy thực, và từ đó giúp cho giáo dục phản biện trở nên khả thi hơn.
Cuối cùng, tôi sẽ biện luận rằng, khi hiểu được khái niệm “học đường” và “giáo dục” vốn là hiểu biết nền tảng của giáo dục phản biện, thì sẽ có hi vọng các giáo viên trở thành người hoạt động và tác nhân thay đổi xã hội.
Điều phải nhận ra được ở đây là trong khi những khái niệm này có vẻ mâu thuẫn với nhau, chúng lại giao nhau ở nhiều mặt trong một ngôi trường. Có thể tóm lại, phần lớn những điều đó làm nên nền tảng giáo dục phản biện.
Theo Báo Tuoitre
Về cơ bản, khu vực ưu tiên tuyển sinh năm 2010 vẫn giữ nguyên như năm trước. Tuy nhiên, có một số bổ sung do có sự thay đổi về địa giới hành chính, thay đổi về cấp quản lý hành chính thí sinh cần lưu ý trong khi đăng ký dự thi.
Không tuyển được sinh viên, nhiều ngành có nguy cơ sẽ phải đóng cửa “Một số ngành nhu cầu xã hội rất cần nhưng những năm gần đây tuyển sinh rất khó”- ông Nguyễn Văn Thư, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, cho biết.
Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, tuyển sinh kỳ thi tuyển sinh năm 2010, thí sinh tự do không bắt buộc phải dự thi tại cụm thi được chỉ định theo hộ khẩu thường trú. Các cụm thi quốc gia vẫn giữ ổn định như các năm trước.
Hiểu được sở thích nghề nghiệp của bản thân sẽ giúp học sinh chọn được một nghề, một ngành học hoặc thậm chí một khóa học phù hợp để phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao của tỉnh có 15/20 xã thuộc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà, 10/20 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn 28,45%, cao nhất tỉnh. Tuy nhiên, sự nghiệp giáo dục được chăm lo và ngày càng phát triển.
Đại học Việt - Đức (VGU) là một trường đại học công lập đầu tiên ở VN với một hiệu trưởng người nước ngoài, GS. TS Wolf Rieck.