Để trẻ đến trường mỗi ngày là một niềm vui
Các đơn vị trường học trong tỉnh quan tâm xây dựng môi trường xanh - Sạch - đẹp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
(HBĐT) - Cứ mỗi sáng nhìn bé đeo trên vai chiếc cặp nặng trĩu vui vẻ chào ông bà, bố mẹ đi học, niềm vui của người lớn lại được nhân lên. “Con bé đã qua rồi cái nhõng nhẽo của tuổi thơ dại”. Mỗi ngày ở trường là một ngày vui, nhiều ý nghĩa - Đó là suy nghĩ của gia đình bé Thảo Uyên đang học ở trường tiểu học Lê Văn Tám (TPHB).
Thảo Uyên và các bạn không chỉ được học chữ mà còn được các cô giáo như những người mẹ hiền thứ hai dạy bảo từ cách ăn, đi đứng, vệ sinh cá nhân, hay sự ngăn nắp, gọn gàng. Con bé cũng mạnh dạn, nhanh nhẹn hơn trong phát biểu xây dựng và tham gia các hoạt động tập thể. Đặc biệt đã có không ít lần nó hồ hởi kể cho ông bà cùng các em ở nhà nghe câu chuyện dũng cảm của anh Lê Văn Tám mà trường nó vinh dự được mang tên. Rồi con bé cũng biết thương, biết buồn mỗi khi xem ti vi nhìn thấy cảnh còn có những bạn nghèo khổ không có đủ áo ấm mỗi mùa đông... Hôm nay, nhìn đứa cháu nội bé bỏng đã biết thế nào là điều hay, lẽ phải, biết tự giác học bài và luôn giành được điểm 10 trong mỗi kỳ thi, ông bà Thảo Uyên luôn thầm cảm ơn phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các phong trào, cuộc vận động khác của ngành giáo dục trong những năm gần đây đã tạo ra luồng gió mới cho sự nghiệp GD&ĐT tỉnh nhà.
Một phong trào phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của thầy cô giáo, phụ huynh và các em học sinh nên nhanh chóng có sức lan tỏa mạnh trong toàn tỉnh. Tạm chia tay với những ngôi trường nơi thành phố náo nhiệt, chúng tôi có dịp đến trường THCS xã Thanh Lương (Lương Sơn) vào những ngày đầu năm. Mừng Đảng, mừng xuân, thầy và trò nhà trường đang tích cực xây dựng trường xanh – sạch – đẹp với các hoạt động tổng vệ sinh, quét vôi trường, lớp học, tu bổ hàng cây xanh và tổ chức cho học sinh ký cam kết không đốt pháo và sử dụng chất nổ trong dịp tết. Thầy giáo hiệu trưởng Lê Văn Hùng chia sẻ: Thực hiện phong trào xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực, toàn xã hội đã có ý thức, trách nhiệm hơn đối với giáo dục bằng việc tạo điệu kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và quan tâm đưa các hoạt động và nhà trường. Mỗi thầy cô giáo thêm nâng cao ý thức trách nhiệm, sự tận tụy với ngành với học sinh bởi giờ đây không chỉ là thầy cô mà còn là người cha, người mẹ, người anh, người chị thương yêu, giúp đỡ các em. Phong trào cũng đã khơi dậy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập, rèn luyện cũng như góp phần đắc lực vào hoạt động giáo dục tuyền thống cách mạng, tình yêu quê hương, đất nước qua việc thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình chính sách và cho học sinh đảm nhận chăm sóc, bảo vệ nghĩa trang, đài tưởng niệm liệt sỹ trên địa bàn.
Năm thứ 2 thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực cũng là thời gian các đơn vị, trường học trên địa bàn có thêm cơ hội và điều kiện tạo sự chuyển biến về chất và về môi trường giáo dục, cảnh quan sư phạm nhằm động viên, khuyến khích học sinh thêm yêu trường, yêu lớp. Hiện, toàn tỉnh đã có 100% trường học tham gia phong trào. Qua đó, có 471 trường có đội văn nghệ. Các trường học đã nhận chăm sóc 25/37 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia; 13/13 di tích cấp tỉnh; 91 nghĩa trang, đền thờ, đài tưởng niệm liệt sỹ; chăm sóc, giúp đỡ 359 gia đình TB- LS, Mẹ Việt Nam anh hùng. Hưởng ứng phong trào, 461 trường học đã có công trình vệ sinh, nước sạch sinh hoạt; 273 trường có cán bộ y tế, 15 trường có nhà tập, nhà đa năng.
Bên cạnh đó, ngành GD&ĐT đã chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền chủ trương “3 đủ”(đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở) và vận động cán bộ, giáo viên, học sinh các nhà trường quyên góp sách giáo khoa, vở viết, sách tham khảo, quần áo, đồ dùng học tập giúp đỡ các em hoàn cảnh khó khăn được đến trường học. Các nhà trường đều có sổ theo dõi đối với từng lớp trong việc thực hiện phong trào thi đua. Đồng thời phân công cán bộ, giáo viên tìm hiểu kỹ các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, các gia đình có công với cách mạng trên địa bàn… biên soạn thành bài giảng để lồng ghép vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp và vào những môn học lịch sử, giáo dục công dân, ngữ văn…Cũng từ năm học 2009 – 2010, các nhà trường đã đẩy mạnh hoạt động đưa các trò chơi dân gian, bài hát dân ca vào nhà trường nhằm giáo dục học sinh biết quý trọng bản sắc văn hóa của dân tộc.
Giáo dục tỉnh nhà đang từng ngày đơm hoa kết trái, ở đó có sự chung tay góp sức của toàn xã hội nhằm đào tạo nguồn nhân nhân lực có trình độ, có trách nhiệm đối với quê hương để thầm mong mỗi độ tết đến, xuân về niềm vui hạnh phúc lại tràn ngập khắp các bản mường.
Hoàng Nga
Bộ Giáo dục và Ðào tạo cho biết (GD-ÐT), trong tháng 2-2010, Bộ phối hợp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức đợt kiểm tra 15 trường trung học nghề trong cả nước.
Cậu con trai thứ hai chỉ cao 1,12 m, nặng chưa đầy 40kg, chân tay khuềnh khoàng, ốm đau suốt nhưng học rất tốt, ông Ngô Văn Bằng (Vĩnh Thành, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) đã “lặn lội” cùng con ra Hà Nội khi con ông nhập học Học viện Y- Dược học cổ truyền Việt Nam...
Trở về Việt Nam khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp có thể là một chuyện lạ nhưng với giáo sư Dương Nguyên Vũ, đó lại chính là thời điểm anh có thể cống hiến nhiều nhất cho nước nhà.
Barry Kanpol, Phó Giáo sư của ĐH St. Joseph (Mỹ) viết: Trong suốt 30 năm qua, đã có một sự phản hồi mạnh mẽ từ các nhà lý luận phản biện đối với tư tưởng trường học công truyền thống.
Bắt đầu từ hôm nay học sinh ở một số địa phương đã được nghỉ tết trong khi nhiều nơi khác tiếp tục đi học đến giữa tuần tới. Thời gian nghỉ ở các địa phương cũng dài ngắn khác nhau.
Bộ GD-ĐT dự định "xin" Đài Truyền hình Việt Nam 10-15 giây vào 19h hàng ngày để nhắc nhở học sinh cả nước ngồi vào bàn học tập.