Trở về Việt Nam khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp có thể là một chuyện lạ nhưng với giáo sư Dương Nguyên Vũ, đó lại chính là thời điểm anh có thể cống hiến nhiều nhất cho nước nhà.

 

Chặng đường kỷ niệm

Những chuyến trở về giảng dạy cho sinh viên Việt Nam của giáo sư Dương Nguyên Vũ, một người Việt giữ ví trí cao tại Eurocontrol, Trung tâm nghiên cứu về không lưu tại châu Âu, bắt đầu từ 1997. Anh cho biết, những năm sau này, anh về Việt Nam rất thường xuyên. Anh nghĩ trở về đóng góp lúc mình ở đỉnh cao của sự nghiệp thì sự đóng góp đem lại hiệu quả nhất. Bởi lẽ anh cũng như nhiều trí thức người Việt khác, đều mang một muốn đất nước giàu mạnh.

Trong những ngày đầu trở về, tuy thời gian ở lại Việt Nam không nhiều nhưng anh tranh thủ làm được khá nhiều việc, hằng ngày giảng dạy 6 tiết tại ĐH Khoa Học Tự Nhiên - ĐH Quốc gia TPHCM,  rồi cùng đồng nghiệp bàn bạc công tác chuẩn bị cho hội nghị RIVF  - Hội nghị quốc tế về công nghệ thông tin và viễn thông mà anh và các đồng nghiệp tổ chức hàng năm tại Việt Nam, nhằm tạo điều kiện cho các nghiên cứu sinh và các nhà khoa học trong nước tiếp cận với các khuynh hướng nghiên cứu hiện đại.

Giáo sư Dương Nguyên Vũ (giữa) nhận bằng khen của UBND TPHCM.

Theo giáo sư Dương Nguyên Vũ, trên thực tế ĐH ở Việt Nam đa phần chú tâm vào đào tạo chứ không đẩy mạnh công tác nghiên cứu. Anh tin rằng có một biện pháp để giảm thiểu chi phí giúp cho các sinh viên, nhà khoa học Việt Nam có điều kiện tiếp cận với xu hướng nghiên cứu khoa học tiên tiến: Đó là thông qua các hội nghị khoa học quốc tế tổ chức ngay tại Việt Nam.

Ngoài ra, anh cũng hướng dẫn vài luận án cao học và luận văn tiến sĩ ở ĐH Khoa học tự nhiên và ĐH Bách khoa TPHCM... Từ năm 2003, giáo sư Vũ về thỉnh giảng tại ĐH Bách khoa và  ĐH Khoa học tự nhiên TPHCM, từ năm 2005 được nhận làm Giáo sư Cơ hữu (Affiliate Professor) cho ngành Công nghệ thông tin của ĐH Bách khoa TPHCM. Cuối năm 2006, giáo sư Vũ làm cố vấn khoa học và học thuật tại ĐH Khoa học tự nhiên TPHCM.

Về nước …là cái được lớn nhất

Theo GS. Dương Nguyên Vũ, việc đóng góp cho quê hương mình, thêm những học trò, thêm bạn, thêm những đồng nghiệp cùng chia sẻ tâm huyết và được thở không khí quê hương nhiều hơn… là những cái được lớn nhất. Chính vì thế, anh không bao giờ nhận tiền thù lao giảng dạy từ các ĐH trong nước, nếu có, tất cả đều được chuyển qua quỹ học bổng cho sinh viên nghèo của trường.

Mong mỏi của anh và các đồng nghiệp là đưa hội nghị quốc tế về Việt Nam, bằng cách đưa các hội nghị khoa học quốc tế có chất lượng cao về trong nước, đưa các nhà khoa học nước ngoài về làm việc với Việt Nam và đóng góp giảng dạy về phương pháp làm nghiên cứu khoa học cho các nhà khoa học tương lai của Việt Nam. Anh cho biết: “Sinh viên Việt Nam thiếu sự tự tin. Do đó, phải hướng dẫn cho các em ngay từ khi mới bước chân vào ngưỡng cửa đại học. Nếu được hướng dẫn sinh viên của mình sẽ rất giỏi. Nhiều người bạn của tôi ở nước ngoài đã có nhận xét: “Sinh viên năm 4 ở Việt Nam giỏi hơn sinh viên đã học năm thứ 5 của chúng tôi”.

Ngoài những lúc vùi đầu trong phòng nghiên cứu hay trên giảng đường, anh vẫn dành thời gian đạp xe rong ruổi trên đường phố hay làm... DJ ở một quán bar nào đó. Anh chia sẻ: “Những năm đón Tết ở nước ngoài, tôi và bạn bè vẫn làm được nồi thịt kho, bánh chưng rồi cùng nhau ăn uống”. Khi được hỏi, anh có dự định về Việt Nam luôn không. Anh liền khẳng định: “Có chứ”. Anh nói: "Về Việt Nam bận rộn nhưng rất vui vì cảm thấy việc làm của mình có ý nghĩa".

                                                                                              Theo Dantri

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục