Sự phù hợp, say mê và nhu cầu xã hội là những điểm tựa mà mỗi học sinh cần cân nhắc kỹ trước khi đặt bút chọn ngành nghề sẽ học sau này.

Tuy nhiên, phần lớn học sinh không thể tự mình làm được điều này mà phải cần đến sự tư vấn của các chuyên gia.            

"Kiềng lệch"

Kết quả khảo sát của Viện Tâm lý học cho thấy, phần lớn học sinh (HS) THPT đều đã có những suy nghĩ về ngành nghề sẽ học sau khi tốt nghiệp THPT và có những quyết định về vấn đề này. Cụ thể, 88,2% HS được khảo sát đã có những quyết định về các ngành nghề hoặc trường ĐH sau này sẽ dự thi. Tuy nhiên, chỉ có 36,4% số HS hoàn toàn tin tưởng rằng những ngành nghề mà các em đã chọn và dự định sẽ học là hoàn toàn phù hợp với các em; 40,9% còn băn khoăn không biết ngành nghề đã chọn có thực sự phù hợp với mình hay không; 12,1% không biết sau này có xin được việc làm đúng nghề đã học không và 10,6% cảm thấy khó trả lời. PGS-TS Lê Thị Thanh Hương (Viện Tâm lý học) nhận định tình trạng nêu trên diễn ra như nhau ở tất cả các khối lớp. 

Theo các nhà chuyên môn thì ba "điểm tựa" cần chú ý khi một cá nhân quyết định lựa chọn ngành nghề nào đó chính là sự phù hợp năng lực của cá nhân với nghề; sự hứng thú, say mê với nghề và nhu cầu xã hội. Các kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy, nhiều HS THPT đã hiểu được tầm quan trọng của hai "điểm tựa" đầu tiên là sự phù hợp năng lực với nghề và hứng thú nghề: hơn 80% số HS khẳng định cần phải quan tâm đến những vấn đề này khi lựa chọn ngành nghề. Tuy nhiên, nhu cầu xã hội về nhân lực trong từng lĩnh vực nghề nghiệp lại chỉ được khoảng 1/3 số HS chú ý.

Theo bà Thanh Hương, nếu chúng ta hình dung ba "điểm tựa" nêu trên như ba chân của một cái kiềng - quyết định ngành nghề một cách khoa học thì trên bình diện nhận thức, với khoảng 2/3 HS, cái kiềng đó đã bị lệch, nghĩa là những quyết định lựa chọn ngành nghề dựa trên cơ sở nhận thức như vậy của những HS sau này sẽ không chắc chắn bảo đảm cho các em có những thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm.

Cần được tư vấn

Bà Phạm Mạnh Hà (khoa Tâm lý học trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội) cho rằng: đối với học sinh còn do dự với nghề nghiệp lựa chọn thì việc tư vấn, giúp đỡ học sinh trong lúc làm hồ sơ dự thi vào các trường ĐH, CĐ, dạy nghề là điều hết sức cần thiết.

Theo bà Hà, kinh nghiệm cho thấy khi các em phải quyết định lại lần cuối nguyện vọng nghề nghiệp của mình thông qua việc làm hồ sơ dự thi vào các cơ sở đào tạo thì phần đông HS tuy đã được tư vấn trước đó nhưng vào thời điểm này cũng băn khoăn, lo lắng trước quyết định của mình. Nếu HS không được tư vấn, củng cố lại niềm tin vào lĩnh vực nghề nghiệp đã chọn thì mọi tư vấn trước đó trở thành vô ích khi các em thay đổi dự định, làm theo sự ảnh hưởng của bạn bè hoặc gia đình mà chọn lấy một nghề không có sự cân nhắc, tìm hiểu trước đó. Bà Lê Thị Thanh Hương chỉ ra thực tế: tính thực dụng được thể hiện ở khá nhiều HS (khoảng 1/2) khi các em xem khả năng dễ tìm được việc làm sau quá trình đào tạo nghề.

Bên cạnh đó, sự lựa chọn ngành nghề chịu sự chi phối bởi định hướng giá trị nghề của các em nhiều hơn là những hiểu biết lý thuyết là phải chọn nghề như thế nào cho khoa học. Chính vì vậy, các chuyên gia tư vấn khuyên: sau khi đã xác định bản thân mình phù hợp với nghề nghiệp nào, HS nên tìm hiểu các thông tin về ngành nghề mình lựa chọn như: mục tiêu, nội dung đào tạo, chương trình đào tạo, ngành nghề đó có đặc điểm gì, những điểm nào trong nghề nghiệp này làm mình thích thú, yêu cầu kỹ năng, phẩm chất, tính cách ra sao, học xong có thể làm gì, ở đâu… Và yêu cầu sức khỏe đối với mỗi ngành nghề cũng là một vấn đề không thể bỏ qua trước khi lựa chọn để có thể gắn bó cả đời với nó.

                                                                            Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Trường tư không được dạy luật, báo chí, sư phạm

Trong dự thảo vừa công bố hôm qua 23/2, về điều kiện mở ngành đào tạo ở trường đại học, cao đẳng Bộ GD-ĐT dự kiến không cho phép trường ngoài công lập đào tạo sư phạm, luật và báo chí.

Những ngành thu hút sinh viên: Công nghệ thông tin dẫn đầu

Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, điện tử viễn thông... là những ngành luôn dẫn đầu về điểm chuẩn của khối kỹ thuật, công nghệ. Đây là những ngành thường không lấy đến nguyện vọng 2

Không ra đề thi có nhiều cách giải

Học sinh tốt nghiệp các trường trung cấp nghề sẽ được dự thi tuyển sinh đại học, cao đẳng; khi đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3, thí sinh có thể nộp hồ sơ và lệ phí trực tiếp tại trường đại học, cao đẳng thay vì chỉ được gửi qua đường bưu điện... Đó là những nội dung mới trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2010 vừa được Bộ GD-ĐT ban hành.

Sở GD-ĐT triển khai nhiệm vụ học kỳ II năm học 2009 - 2010

(HBĐT) - Ngày 23/2, Sở GD - ĐT tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ học kỳ II năm học 2009 - 2010. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.

Quy định đối với thí sinh thuộc diện tuyển thẳng ĐH, CĐ 2010

Theo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010 Bộ GD- ĐT vừa công bố, có 5 đối tượng được tuyển thẳng và 3 đối tượng được ưu tiên tuyển thẳng.

Nhóm ngành kinh tế vẫn hút thí sinh

Nhiều chuyên gia tư vấn khuyên thí sinh nên chọn ngành đào tạo rộng để có nhiều cơ hội kiếm việc làm. Bên cạnh đó, thực tế thị trường lao động đang góp phần tạo nên một xu hướng chọn ngành cho thí sinh trong suốt những năm gần đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục