Ông Ngô Kim Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT, cho biết như vậy về trường hợp thí sinh mắc sai sót khi làm hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2010, bắt đầu nộp hồ sơ từ ngày 10-3

 Phóng viên: Năm nay, khi khai hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT), thí sinh phải lưu ý gì, thưa ông?


- Ông Ngô Kim Khôi: Khi khai hồ sơ ĐKDT, thí sinh cần đặc biệt lưu ý mục 2 và mục 3. Tại mục 2 của phiếu ĐKDT, tất cả thí sinh có nguyện vọng (NV) 1 đăng ký vào học tại các trường có tổ chức thi tuyển đều phải ghi đầy đủ tên trường, ký hiệu trường, khối thi, mã ngành của trường mà thí sinh sẽ dự thi và có NV1 vào học.

Riêng thí sinh có NV1 học tại các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH, trường CĐ thuộc các trường ĐH phải khai hồ sơ như sau: mục 2: chỉ ghi tên trường, ký hiệu trường và khối thi của trường mà thí sinh dự thi (không ghi mã ngành); mục 3: ghi đầy đủ tên trường, ký hiệu trường, khối thi và mã ngành của trường không tổ chức thi hoặc của hệ CĐ của trường ĐH, trường CĐ thuộc các trường ĐH mà thí sinh có NV1.

Trong trường hợp này, thí sinh sẽ dự thi tại trường ghi ở mục 2 nhưng nếu đạt điểm chuẩn trúng tuyển theo quy định thì sẽ học tại trường ghi ở mục 3.


. Khi đã hết hạn nộp hồ sơ ĐKDT, thí sinh mới phát hiện các thông tin khai trong hồ sơ dự thi có sai sót thì phải làm sao?


- Nếu thí sinh phát hiện sai sót, những thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì có quyền được chỉnh sửa. Tuy nhiên, thí sinh cần lưu ý chỉ có cơ hội duy nhất để chỉnh sửa: Đó là ngày đầu tiên của mỗi đợt thi dành để làm thủ tục trước khi bước vào dự thi chính thức.

Thí sinh cần có mặt tại địa điểm ghi trong giấy báo thi vào ngày 3-7 đối với đợt 1, ngày 8-7 đối với đợt 2 và ngày 14-7 đối với đợt 3 để thông báo với hội đồng tuyển sinh của trường làm thủ tục chỉnh sửa những sai sót, thông tin chưa chính xác, bổ sung các giấy tờ còn thiếu.

Những bổ sung và điều chỉnh này phải được cán bộ tuyển sinh của trường sửa lại trên hồ sơ gốc, cập nhật ngay vào máy tính và đóng dấu xác nhận vào phiếu số 2 thì mới có giá trị pháp lý.


Khi làm hồ sơ ĐKDT, thí sinh cần lưu ý khai chính xác, rõ ràng, không được tẩy xóa. Các thông tin trên hai tờ phiếu số 1 và số 2 phải khớp nhau.

Nếu có viết sai một tờ phiếu ĐKDT, thí sinh không cần phải mua lại toàn bộ hồ sơ mà có thể photocopy hoặc in tại cổng thông tin thi và tuyển sinh của Bộ GD-ĐT (http://ts.moet.gov.vn/) đều được chấp nhận. Khi nộp, hồ sơ phải có xác nhận đầy đủ, hợp lệ của cấp có thẩm quyền theo quy chế tuyển sinh.



Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2009 tại Sở GD-ĐT TPHCM. Ảnh: N.HỮU


. Thí sinh có được nộp hồ sơ qua bưu điện không?


- Trong mọi trường hợp thí sinh lưu ý là không được gửi hồ sơ ĐKDT qua đường bưu điện (chỉ được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển qua đường bưu điện khi xét tuyển NV2, NV3) mà nên chuyển hồ sơ và lệ phí ĐKDT nhờ người quen đến nộp trực tiếp tại trường, nhận lại đầy đủ phiếu số 2 và biên lai đóng lệ phí.

Vì khi nộp hồ sơ thí sinh sẽ được cán bộ thu nhận hồ sơ xác nhận và giao lại tờ phiếu số 2 đã có đầy đủ chữ ký của người thu hồ sơ, biên lai nộp lệ phí ĐKDT và lệ phí dự thi.

Nộp hồ sơ trực tiếp còn có lợi ích là cán bộ thu nhận sẽ kiểm tra lại, kịp thời hướng dẫn thí sinh chỉnh sửa những sai sót trong các nội dung khai trong hồ sơ...


. Ông có lời khuyên nào với thí sinh trước khi nộp hồ sơ ĐKDT?


- Trước khi đặt bút khai hồ sơ ĐKDT, thí sinh cần căn cứ vào điều kiện năng lực của bản thân, căn cứ vào học lực của mình, lời khuyên của gia đình, thầy cô và xem lại sở trường của mình cũng như điều kiện kinh tế gia đình, đầu ra sau khi tốt nghiệp rồi mới thận trọng khai hồ sơ.

Điều này nhằm bảo đảm giúp thí sinh không cần nộp nhiều hồ sơ ĐKDT, tiết kiệm những chi phí không cần thiết, bởi có nộp nhiều bộ hồ sơ ĐKDT, cuối cùng đến ngày dự thi, thí sinh cũng chỉ chọn một giấy báo dự thi để đi thi.

 

                                                                               Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục