Đó là yêu cầu của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân được Bộ GD-ĐT thông báo ngày 16-3.

Theo thông báo của Bộ, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã đưa ra thời hạn chót là ngày 10-5-2010 để các trường ĐH, CĐ trong cả nước phải công bố và gửi Bộ GD- ĐT hai nội dung gồm: cam kết của trường về chất lượng đào tạo và kế hoạch ba năm thực hiện đổi mới công tác quản lý của trường.

Còn trong ba tháng, từ tháng 3 đến tháng 5-2010, bộ trưởng yêu cầu các ĐH, học viện, các trường ĐH, CĐ tổ chức thảo luận sâu sắc trong lãnh đạo trường, trong giảng viên và sinh viên để đi đến “thống nhất nhận thức: Phát triển quy mô giáo dục ĐH phải đi đôi với đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo. Kiên quyết chấm dứt tình trạng không kiểm soát được chất lượng đào tạo. Cần tạo ra cơ chế và động lực trong quản lý nhà nước và quản lý của các cơ sở đào tạo để thực hiện mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo”.

Bộ trưởng cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục ĐH phải thực hiện một loạt các công việc nhằm thực hiện chương trình hành động ba năm đổi mới quản lý giáo dục ĐH. Théo đó, trước ngày 30-4-2010, mỗi cơ sở đào tạo cần xây dựng chương trình hành động để đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học của nhà trường giai đoạn 2010 - 2012 và công bố trên trang thông tin điện tử (website) của trường như một nội dung của ba công khai. Đến trước tháng 12-2010, các trường ĐH, CĐ phải xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho tất cả các ngành đào tạo.

Đồng thời “các trường cần rà soát tình hình giáo trình, phối hợp với các trường khác cùng nhóm ngành để biên soạn giáo trình dùng chung, tham khảo các chương trình, giáo trình tương tự của các trường tiên tiến ở nước ngoài. Phấn đấu đến năm 2012 tất cả các trường đều có đủ giáo trình cho mỗi môn học của mỗi ngành đào tạo do giảng viên của trường hoặc của trường khác biên soạn hoặc do trường lựa chọn, mua bản quyền qua Nhà xuất bản nước ngoài, dịch và in trong nước” - Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.

Ngoài ra, cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức rà soát, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành đối với mọi hoạt động của các trường ĐH, CĐ, đồng thời xây dựng để ban hành 23 văn bản quy phạm pháp luật mới trong năm 2010. “Trong thành phần các ban soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, có mời đại diện các trường đại học tham gia, để các văn bản có tính thực tiễn và khả thi cao” - ông Nhân khẳng định.

* Trong khi đó, ngày 15-3, Bộ GD-ĐT cũng vừa có công văn nhắc nhở 131 trường ĐH, CĐ chưa báo cáo hiện trạng về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường theo đúng quy định.

Theo Tiến sĩ Nguyễn An Ninh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) từ ngày 23-11-2009, Bộ đã có yêu cầu các học viện, trường ĐH, CĐ báo cáo hiện trạng về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường, gửi về Bộ trước ngày 15-12-2009. Nhưng đến nay, đã quá thời gian quy định gần ba tháng, Bộ GD-ĐT tạo vẫn chưa nhận được báo cáo của 131 trường ĐH,CĐ, trong tổng số 376 trường cần phải báo cáo. Trong số các trường chưa thực hiện có 79 trường ĐH và 52 trường CĐ, trong đó có nhiều trường ĐH lớn.

Bộ đưa ra một mốc thời gian mới là ngày 31-3-2010, các trường này phải hoàn thành báo cáo hiện trạng công tác đảm bảo chất lượng giáo dục theo quy định và gửi về Bộ.

                                                                          Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Học viên học hộ sẽ bị thôi học

Nếu học hộ, thi hộ, kiểm tra hộ hoặc nhờ người khác học, thi, kiểm tra hộ, làm hộ, nhờ làm hoặc sao chép tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp..., học viên sẽ bị buộc thôi học.

Điểm mới trong công tác tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp năm 2010

(HBĐT) - Ngày 15/3, Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh đã tổ chức hội nghị tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp năm 2010, đánh giá công tác tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng và TCCN năm 2009, triển khai công tác tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng và TCCN năm 2010.

Bao giờ cho tới giáo dục 3.0?

Liệu Việt Nam có bứt phá để tiến đến một nền giáo dục sáng tạo của thế hệ 2.0. và 3.0 hay, dù đã thấy tương lai, vẫn không thể thoát ra khỏi những khó khăn của hoàn cảnh hiện thời?

Nhức nhối chuyện học sinh bỏ học

Vì nhiều lý do: gia đình khó khăn, học lực kém, ham chơi..., sau Tết đến nay, hàng ngàn học sinh ở miền Trung đã bỏ học giữa chừng

Khởi động chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học

Chương trình nhằm cải thiện chất lượng giáo dục tiểu học ở Việt Nam, góp phần nâng cao kết quả học tập, tạo cơ hội học tập bình đẳng trong các nhóm đối tượng có điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau.  

Nói ngọng, nói lắp, líu lưỡi không được dự thi vào Học viện Báo chí

Thông tin từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, Học viện không tuyển thí sinh bị dị dạng, nói ngọng, nói lắp, líu lưỡi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục