Liệu Việt Nam có bứt phá để tiến đến một nền giáo dục sáng tạo của thế hệ 2.0. và 3.0 hay, dù đã thấy tương lai, vẫn không thể thoát ra khỏi những khó khăn của hoàn cảnh hiện thời?
Bốn tương lai và 3.0
Các nhà tương lai học giáo dục cho rằng giáo dục có nhiều tương lai khác nhau ở tất cả các cấp độ cá nhân, địa phương và toàn cầu.
Năm 2004 Robert J. Sternberg, một giáo sư người Mĩ đã chỉ ra 4 tương lai của giáo dục: Một là tương lai mà việc ghi nhớ và học bằng trí nhớ vẫn tồn tại ở một số nơi trên trái đất; Hai là tương lai của các nhà tư duy phê phán; tương lai ba dành cho những con người có trí tuệ thông minh và thành công; và bốn là tương lai của những con người tư duy khôn khéo, uyên bác.
Tương tự, John Moravec, ĐH Minnesota, một người nghiên cứu chuyên sâu về "tương lai giáo dục", nói về sự phát triển của giáo dục qua 3 hình thái xã hội và việc thiết kế thế hệ giáo dục 3.0.
Giáo dục 1.0 gắn với xã hội 1.0 là xã hội tiền công nghiệp, công nghiệp và xã hội thông tin mà ở đó giáo dục chỉ đào tạo để người học có được các kĩ năng thực hiện tốt công việc của mình.
Giáo dục 2.0 gắn với xã hội 2.0 là xã hội tri thức hay dựa trên tri thức bị ảnh hưởng bởi các thế lực của mạng cộng tác kĩ thuật và toàn cầu hóa.
Trong xã hội này, thông tin không còn quan trọng nữa mà kiến thức mới là quan trọng và việc biến thông tin thành kiến thức trở nên vô cùng quan trọng. Giáo dục trong xã hội đó đào tạo những con người tài năng biết sáng tạo ra kiến thức và các giá trị của riêng mình hơn là chỉ thành thạo các thao tác công việc. Những con người này cần có năng lực cạnh tranh toàn cầu với các kĩ năng xã hộivà trí tuệ mới.
Giáo dục 3.0 phục vụ sự phát triển của "xã hội 3.0" là những xã hội sáng tạo, thay đổi gia tốc, xã hội của các mối quan hệ toàn cầu và xã hội được tạo dựng bởi những knowmads- là những con người lao động sáng tạo, giàu trí tưởng tượng, có năng lực phát minh, sáng chế có thể làm việc bất kì đâu, bất kì lúc nào và với bất kì ai.
Các hình thức học tập phổ biến của xã hội 2.0 và 3.0 là học tập cộng tác, cá nhân hóa dựa trên nhu cầu, sơ thích và khả năng của người học, học tập điện tử qua mạng, qua các lớp học và trường học ảo. Hình thức học tập ảo là hình thức tương tác văn hóa và xã hội mới trong quá trình thực hiện hình thức dạy học mới.
Các nhà tương lai học giải thích răng, hình thức học tập này đòi hỏi người dạy phải dạy người học sự sáng tạo, trí tưởng tượng và năng lực phát minh sáng chế chứ không phải là dùng các công cụ công nghệ thông tin để dạy những ý tưởng cũ!
Giáo dục thế hệ 1.0 không thể đào tạo được những con người cho xã hội 3.0 - đó là kết luận của John Moravec.
Xu hướng học tập mới nhất hiện nay là học tập qua các phương tiện, qua các mạng xã hội như Facebook, Twitter, (tương tự như facebook là một mạng xã hội mà ở đó mọi người chia sẻ ý tưởng, liên lạc với nhau ), YouTube và teacher Tube, School Tube, Student Tube, diigo….
Tương lai của trường học
Cách diễn đạt 1.0, 2.0,v.v... được phỏng theo thuật ngữ "web 2.0". Thuật ngữ web 2.0 đang thịnh hành được hiểu phổ biến là "trí thông minh của số đông, các ứng dụng chia sẻ, sự tham gia chủ động của người dùng, tương tác và tính năng phong phú... so với thuật ngữ "1.0" thường được hiểu như phương tiện phát thông tin hơn là chia sẻ thông tin". |
Các tương lai của giáo dục đôi khi cũng được xem là các tương lai của các trường học và được hiểu đó là những trường học có công nghệ cao. Một chuyên gia về "giáo dục tương lai" đề cập đến ba loại trường công nghệ cao ở Mĩ như sau:
-Các trường học giàu về công nghệ cao.
- Các trường đang phấn đấu để có được sự giàu có về công nghệ cao.
- Các trường giàu có nguồn lực và giàu công nghệ cao kiểu như ‘Apple classrooms of tomorrow’.
Một dự báo về thay đổi của quá trình dạy học là việc tiến tới tự động hóa thiết kế quá trình dạy học. Dave Merrill và các nhà nghiên cứu khác tập trung chú ý của mình vào việc làm thế nào để quá trình dạy học chất lượng cao xảy ra một cách thường xuyên qua việc thiết kế một hệ thống chuyên gia dựa trên học thuyết về dạy học. Trong chương trình tự động này, các quá trình dạy học sẽ có hiệu quả và hiệu suất hơn thông qua việc cải tiến công cụ và các học thuyết dạy học.
Giáo dục trong tương lai phải là một nền giáo dục toàn diện, liên thông các giá trị, các loại kiến thức và năng lực, là nền giáo dục bình đẳng cho tất cả mọi người. Nền giáo dục này phải đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội và tạo ra những công dân toàn cầu tích cực.
Bên cạnh các năng lực sáng tạo, tưởng tượng, phát minh và sáng chế, người học phải có được năng lực tự tin, tự lãnh đạo và tự định hướng, tự đảm bảo cuộc sống sung túc tự quản và đặc biệt là có năng lực giao tiếp tốt.
Giáo viên tương lai
Giáo viên để dạy được một thế hệ người như vậy cần có các kĩ năng: 1. Dạy khả năng tưởng tượng; 2. Dạy toàn diện, tổng thể và cân đối; 3. Dạy tích hợp, liên kết và đồng nhất; 4. Phát triển các giá trị cá nhân; 5. Giảng dạy trực quan hóa, phát triển trí tưởng tượng hình ảnh; 6. Dạy viễn cảnh tương lai; 7. Dạy niềm tin và hi vọng; 8.Sử dụng phương tiên kể chuyện điện tử để phát triển học sinh; 9. Dạy cách kỉ niệm và tổ chức các lễ hội và 10. Dạy các công cụ, phương pháp dự báo tương lai. Người dạy phải sáng tạo, giàu trí tưởng tưởng, làm việc cộng tác với những đứa trẻ sáng tạo và học hỏi lẫn nhau.
Còn khoa học tương lai có 24 chuyên ngành ban đầu và 25 chuyên ngành sâu, liên quan đến 40 chuyên ngành dự báo. Khoa học nghiên cứu các tương lai của giáo dục đang trở nên là một chuyên ngành phổ biến trong lĩnh vực giáo dục.
Liệu chúng ta có bứt phá để tiến đến một nền giáo dục sáng tạo của thế hệ 2.0. và 3.0 hay, dù đã thấy tương lai, vẫn không thể thoát ra khỏi những khó khăn của hoàn cảnh hiện thời? Có một câu nói nổi tiếng rằng: "Không có gì là không thể". Còn TS. Michael Jackson thì cho rằng, thay đổi chỉ có thể diễn ra khi có một ước muốn điên rồ vì nó.
Theo Vnn
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội (ÐHBKHN) cho biết, kỳ tuyển sinh năm 2010 sẽ xây dựng điểm chuẩn theo khối thi và nhóm ngành. Ngoài ra, trường cũng đưa ra điểm sàn trúng tuyển chung cho mỗi khối thi.
Việc học sinh đánh nhau là chuyện bình thường, nhưng cái không bình thường ở đây là nữ học sinh đánh nhau và thái độ vô cảm của học sinh ngồi xem, hành vi này rất đáng phải lên án.
Bộ GD&ĐT vừa chính thức ra quyết định quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, kiểm tra và xử lý việc thực hiện các quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2010.
Việc học sinh đánh nhau là chuyện bình thường, nhưng cái không bình thường ở đây là nữ học sinh đánh nhau và thái độ vô cảm của học sinh ngồi xem, hành vi này rất đáng phải lên án.
Cụ bà Sidzue Hirai, 91 tuổi, vừa tốt nghiệp cấp hai tại một trường học buổi tối ở thành phố Kobe (Nhật Bản), theo tin đăng trên tờ báo hàng ngày Mainichi Simbun của nước này ngày 10/3 vừa qua.
(HBĐT) - Mặc dù mới được chia tách chưa lâu từ trường Liên cấp 2 – 3 Mường Bi với bề bộn gian khó về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy nhưng những năm qua, từ sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh cùng những nỗ lực vươn lên của cán bộ, giáo viên và học sinh, vào đầu năm học 2009 – 2010, trường THCS xã Phong Phú, huyện Tân Lạc đã vinh dự được UBND tỉnh cấp Bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.