Hiện nay với sự đầu tư của Nhà nước và xã hội, chất lượng giáo dục mầm non đã được nâng lên đáng kể. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các trường mầm non toàn quốc bình quân hàng năm giảm xuống 2,1%.
Tuy nhiên, trên thực tế, cấp học này còn gặp nhiều khó khăn. Năm học 2008-2009 vẫn còn khoảng 15% số xã chỉ mới có 1-2 lớp mẫu giáo gắn với trường tiểu học hoặc lớp mẫu giáo độc lập đặt ở trung tâm xã, trong khi đó vẫn còn nhiều thôn bản ở xa chưa có phòng học để mở lớp mẫu giáo.
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số có 221.780 trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi, nhưng chỉ có 141.330 trẻ em ra lớp. Như vậy, còn 37% trẻ 5 tuổi không được đến lớp mẫu giáo. Đó là chưa kể, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các vùng nông thôn và vùng khó khăn còn thấp.
Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo khá cao, nhưng phần lớn được đào tạo chắp vá, qua nhiều hệ, nhiều loại hình đào tạo nên năng lực thực tế chưa tương thích với trình độ đào tạo. Khó khăn về trường, lớp, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên đã tạo ra sự phân cực lớn về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ giữa vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng nông thôn với thành thị và những nơi thuận lợi về kinh tế - xã hội.
Vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Đề án tập trung vào 3 nội dung chính: phổ cập mẫu giáo 5 tuổi; giữ vững, củng cố nhà trẻ và mẫu giáo 3- 4 tuổi; xây dựng thêm trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tại các huyện khó khăn, trong đó, lấy phổ cập mẫu giáo 5 tuổi làm trọng tâm. Đề án này được hy vọng sẽ tạo đột phá về chất lượng giáo dục mầm non trong những năm tới.
Theo SGGP
Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là hết hạn đăng ký hồ sơ dự thi ĐH, CĐ năm 2010, nhưng nhiều học sinh vẫn còn bỡ ngỡ chưa dám đặt bút quyết định đường tương lai… Hôm qua 24-3, Báo SGGP tổ chức buổi tư vấn trực tuyến giải đáp cặn kẽ cho các thí sinh (TS) về cách làm hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT), chính sách tuyển sinh, cơ hội nghề nghiệp… với sự tham gia của TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM và NGƯT-PGS Trần Hoàng Ngân, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM.
Đây là thông tin từ kết quả điều tra tại một đề tài nghiên cứu khoa học do Trường ĐHSP Hà Nội thực hiện mang tên "Thực trạng biểu hiện của một số xúc cảm và kỹ năng đương đầu với xúc cảm tiêu cực ở thiếu niên". Số học sinh chọn cách "lảng tránh" với những câu trả lời như "Tham gia vào thêm rắc rối", "Em sẽ phớt lờ"...
Gần 20 năm gắn bó với công tác giáo dục trẻ khuyết tật, cô giáo Trần Thị Tú Oanh đã có nhiều học trò thành đạt, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội, có người còn được nhiều người trên cả nước biết đến. Hỏi đâu là bí quyết thành công, cô cười hiền: trước hết cần có cái tâm!
Trường ĐH đầu tiên của Pháp tại VN mang tên Đại học Công nghệ cao Hà Nội đặt tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, sẽ khai giảng khóa đầu tiên vào tháng 10, đúng vào dịp Hà Nội kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, với 6 chuyên ngành trong đó có ngành công nghệ nanô, công nghệ sinh học...
Với lý do chi phí đầu vào tăng, bù trượt giá, tăng mua sắm trang thiết bị… nhiều trường đại học ngoài công lập (ĐHNCL) công bố sẽ tăng học phí trong năm 2010. Nhưng liệu đây có phải là mức phí “cuối cùng” hay các trường vẫn tiếp tục bắt người học phải gánh thêm những khoản phụ thu khác?
Thí sinh có thể tận dụng thế mạnh của internet để tra tìm thông tin về các trường dự thi qua Cổng thông tin thi và tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại địa chỉ http://thi.moet.gov.vn/?page=1.14.