Một học sinh nêu ý kiến tại buổi đối thoại với lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM

Một học sinh nêu ý kiến tại buổi đối thoại với lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM

Học hành căng thẳng, không được định hướng lối sống và không được người lớn lắng nghe nên giới trẻ giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực...

Buổi đối thoại giữa lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM với 80 học sinh đến từ 80 trường THPT vào sáng 25-3 đã diễn ra sôi nổi suốt hơn 3 giờ. Tại đây, các học sinh đã thẳng thắn nói lên những suy nghĩ, bức xúc của mình, đặc biệt là vấn đề bạo lực học đường đang hết sức nhức nhối hiện nay.


Ba bên cần hiểu nhau 


Chủ đề bạo lực học đường đã làm nóng buổi đối thoại ngay từ những phút đầu tiên. Phương Thảo, học sinh Trường THPT Phú Nhuận, nói: “Bạo lực học đường xảy ra khi nước ta hội nhập với thế giới. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, một bộ phận lớp trẻ không tránh khỏi lối sống lệch lạc, tiêu cực, dễ dãi... Cùng với sự ảnh hưởng đó, bạn trẻ còn thiếu sự lắng nghe, chia sẻ từ phía gia đình, nhà trường... Đó là lý do để các bạn giải quyết mâu thuẫn bằng con đường bạo lực...”.


Đồng tình với Phương Thảo, Thùy Trang, học sinh Trường THPT Thanh Đa, cho rằng bạo lực học đường có ảnh hưởng nhiều từ cuộc sống gia đình. Theo Trang, nhiều bạn trẻ hiện nay thiếu sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình.

Khi gặp khó khăn, vướng mắc không biết tâm sự cùng ai. Cũng do không có người định hướng nên theo Trung Nhân, học sinh Trường THPT Nguyễn Khuyến, nhiều bạn trẻ muốn thể hiện mình nhưng không biết hành động của mình là đúng hay sai...
 

Không chỉ dừng lại ở việc mổ xẻ nguyên nhân, nhiều học sinh đã đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết tận gốc tình trạng bạo lực học đường.

Đối với nhà trường, cần có diễn đàn để lắng nghe, chia sẻ với học sinh, cần tổ chức thăm các viện mồ côi, khuyết tật để học sinh hiểu về những mảnh đời còn khó khăn để từ đó khơi dậy tình thương, lòng trắc ẩn ở mỗi con người...

Nhà trường tổ chức các sân chơi để học sinh, kể cả phụ huynh, tham gia để cả ba bên hiểu nhau hơn. Đặc biệt, đối với học sinh cá biệt, thầy cô cần gần gũi động viên thay cho những lời trách mắng khiến học sinh dễ đi vào ngõ cụt...


Học đạo đức để đối phó


Nguyễn Quỳnh Châu, học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân, bày tỏ: “Đối với giáo dục đạo đức, quan trọng là làm học sinh hiểu những giá trị đạo đức, từ đó hình thành những thói quen, suy nghĩ đúng đắn, bồi đắp lòng nhân ái, tính trung thực. Tuy nhiên, giáo dục đạo đức trong nhà trường hiện nay chưa tập trung vào nội dung đó mà đi vào những kiến thức triết học khô khan và xa lạ, cụ thể ở môn giáo dục công dân”.

Quốc Tài, học sinh Trường THPT Hùng Vương, cũng thẳng thắn nói: “Giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường hiện rất chung chung và thiên về lý thuyết chứ không liên hệ thực tiễn nhiều vì vậy học sinh cũng chỉ học cho có, học để đối phó chứ không giải quyết được vấn đề gì. Điều đó cũng ảnh hưởng đến hành vi ứng xử của học sinh”.


Trao đổi với các học sinh, ông Nguyễn Bác Dụng, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, cho rằng chương trình giáo dục công dân tất cả đều có nội dung giáo dục cao. Có thể cách dạy của giáo viên chưa đạt nên học sinh chưa hiểu.


Liên quan vấn đề giáo dục lối sống, ý thức học sinh, ông Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở GD-ĐT TP, đặt câu hỏi: “Các em có tự tay nhặt rác bỏ vào thùng...?”, một học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn trả lời: “Có thể các bạn chưa biết việc xả rác là xấu, các bạn cũng không biết việc nhặt rác vào thùng có lợi như thế nào. Đây là quá trình giáo dục lâu dài, phải bắt đầu từ lớp nhỏ...”.


13 tiết/ngày sao chịu nổi!


Ý kiến của nhiều học sinh khác cũng đề cập phương pháp dạy học và tình trạng học thêm, dạy thêm hiện nay. Học sinh một trường THPT ở huyện Hóc Môn cho biết ở trường của em, bạn nào cũng đi học thêm, do ở lớp giáo viên không dạy hết.

Học sinh ở một trường THPT khác tại quận 11 cho biết mặc dù ngành giáo dục hô hào đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng với môn giáo dục công dân, chỉ cần thuộc bài là kiếm được 10 điểm, môn lịch sử thảo luận cho chán rồi cũng quay lại đọc - chép. Môn văn đòi hỏi sự cảm nhận thì lại có đáp án và cho điểm từng ý. Học sinh phải học ở trường 13 tiết mỗi ngày nên rất mệt mỏi...


Với gần 60 ý kiến sâu sắc, chân tình của các học sinh, kết thúc buổi đối thoại, ông Lê Hồng Sơn, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP, cho biết sở sẽ thông tin đến các trường để nắm tâm tư, nguyện vọng của học sinh mà điều chỉnh quản lý, chỉ đạo để hoạt động dạy học tốt hơn, đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa, đoàn, đội..

 

 

                                                                                     Theo NLD

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại Hội thảo

Khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX

(HBĐT) - Ngày 25/3, Liên minh HTX tỉnh tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng đợt 1 cho 60 cán bộ quản lý HTX với 3 chức danh chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, trưởng ban kiểm soát của các HTX phi nông nghiệp thuộc 4 huyện Đà Bắc, Kỳ Sơn, Lương Sơn và TP Hoà Bình.

Hội nghị điển hình tiên tiên khối thi đua các trường THPT, Trung tâm KTTH – HNDN và PTDTNT huyện, liên xã

(HBĐT) - Ngày 24/3, tại trường Phổ thông DTNT tỉnh, khối thi đua các trường THPT và Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp dạy nghề (TTKTTH – HNDN) thuộc Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2006 – 2010

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp, ĐHCĐ Vật lý, Hóa học, Sinh học năm 2010

Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT vừa ban hành Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT, thi ĐH-CĐ 2010. Dân trí tiếp tục thông tin đến bạn đọc Cấu trúc của 3 môn Vật lý, Hóa học, Sinh học.

Chọn nghề trước, lựa trường sau

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là hết hạn đăng ký hồ sơ dự thi ĐH, CĐ năm 2010, nhưng nhiều học sinh vẫn còn bỡ ngỡ chưa dám đặt bút quyết định đường tương lai… Hôm qua 24-3, Báo SGGP tổ chức buổi tư vấn trực tuyến giải đáp cặn kẽ cho các thí sinh (TS) về cách làm hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT), chính sách tuyển sinh, cơ hội nghề nghiệp… với sự tham gia của TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM và NGƯT-PGS Trần Hoàng Ngân, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM.

Điều tra buồn:28% học sinh lảng tránh khi bạn gặp khó

Đây là thông tin từ kết quả điều tra tại một đề tài nghiên cứu khoa học do Trường ĐHSP Hà Nội thực hiện mang tên "Thực trạng biểu hiện của một số xúc cảm và kỹ năng đương đầu với xúc cảm tiêu cực ở thiếu niên". Số học sinh chọn cách "lảng tránh" với những câu trả lời như "Tham gia vào thêm rắc rối", "Em sẽ phớt lờ"...

Dạy trẻ khuyết tật, cần nhất cái tâm

Gần 20 năm gắn bó với công tác giáo dục trẻ khuyết tật, cô giáo Trần Thị Tú Oanh đã có nhiều học trò thành đạt, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội, có người còn được nhiều người trên cả nước biết đến. Hỏi đâu là bí quyết thành công, cô cười hiền: trước hết cần có cái tâm!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục