Thầy cô giáo trường THCS Lũng Vân tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường

Thầy cô giáo trường THCS Lũng Vân tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường

(HBĐT) - Lũng Vân là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Tân Lạc. Năm học 2005 – 2006, trường PTTH lũng Vân được thành lập trên cơ sở chi phụ của trường PTTH Mường Bi. Hệ thống giáo dục Lũng vân đã có đủ 4 cấp tạo điều kiện thuận lợi không chỉ cho con em trong xã mà tại các xã bạn ở Mai Châu, Thanh Hoá theo học.

 

Tuy nhiên, tình hình giáo dục ở đây vẫn còn rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học của thập thể giáo viên, các em học sinh.  Ông Hà Đức Thọ, Chủ tịch UBND xã Lũng Vân cho biết: Nhờ nguồn vốn của chương trình 135, đến nay tất cả các cấp học trên địa bàn xã đều đã có phòng học kiên cố hoá và không còn tình trạng học ba ca. Tuy nhiên, các trường đều có chung khó khăn là thiếu phòng làm việc, phòng ở cho giáo viên, Các phòng chức năng như thư viện, phòng để thiết bị giảng dạy không đảm bảo.  Riêng trường THCS Lũng Vân chưa có nhà hiệu bộ cho giáo viên nên phải dồn phòng học của học sinh làm nhà hiệu bộ đồng thời đây cũng là phàm làm việc, sinh hoạt của một số giáo viên ở xa.

 

Ngoài những khó khăn về cơ sở vật chất, giáo dục Lũng Vân còn phải đối mặt với nguy cơ học sinh rất dễ bỏ học. Trao đổi về vấn đề này, thầy giáo Hà Công Cọt, Hiệu trưởng trường THCS Lũng Vân cho biết: Do đường giao thông đi lại khó khăn, nhiều xóm cách trường từ 5 đến 6 km đường đồi nên các em thường phải đi học từ rất sớm. Mùa đông hoặc những ngày mưa bão đề duy trì ổn định số học sinh ra lớp là không đơn giản. Mặt khác, do kinh tế còn nhiều khó khăn và do nhận thức còn nhiều hạn chế của các bậc phụ huynh học sinh,  nhiều em mới học cấp II nhưng đã là lao động chính trong gia đình, vì thế khi vào mùa làm nương, tỷ lệ học sinh bỏ học khá phổ biến.

 

Vượt lên tất cả, với lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm, đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường đã không ngừng nỗ lực tìm nhiều biện pháp nhằm thu hút học sinh đến trường đến lớp, đổi mới phương thức giảng dạy để đạt được kết quả cao nhất. Để làm được điều đó, tập thể giáo viên ở đây đã kêu gọi sự vào cuộc của cấp uỷ đảng, chính quyền và tất cả các ban ngành đoàn thể, trong đó nổi bật là nghị quyết chuyên đề xã hội hoá giáo dục của Đảng uỷ xã đã tạo bước chuyển biến đáng kể trong nhận thức của người dân về công tác giáo dục.  Chủ tịch UBND xã Hà Đức Thọ cho biết: Từ Nghị quyết của Đảng uỷ, toàn xã đã phát động phong trào tổ tự quản cơ sở do nhân dân tự bàn, trong đó là trọng điểm là chống tình trạng học sinh bỏ học. Theo đó, tại mỗi xóm đã đề ra quy chế bình xét gia đình văn hoá, bình xét khu dân cư, hội đoàn thể đều lấy tiêu chí không có con em bỏ học làm đầu. Song song với hoạt động đó, xã cũng đẫ xây dựng quỹ khuyến học từ các thôn xóm để kịp thời động viên các em học sinh khó khăn có điều kiện để tiếp tục theo học. Trước khi vào năm học mới, xã tổ chức ngày hội khuyến học, trao phần thưởng, động viên tất cả các em học sinh trên địa bàn xã đạt thành tích trong học tập đồng thời cũng là dịp để tâm sự, nhắc nhở các bậc cha mẹ, phụ huynh học sinh tạo mọi điều kiện để con em có thể đến trường.  Cùng với sự nỗ lực của cấp uỷ Đảng, chính quyền, các thầy cô giáo ở đây cũng đã tích cực áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy mới, học đi đôi với hành và tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá nhằm thu hút các em đến trường, đến lớp.

 

Nhờ những nỗ lực đó, 100% số trẻ em đến tuổi đúng độ tuổi. Tỷ lệ chuyển lớp đạt 98%, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 100%. Chất lượng dạy và học đã được nâng cao,  trong năm học vừa qua, xã có 56 em học sinh giỏi, 35 em học sinh khá và không có học sinh yếu kém. Đặc biệt, nhận thức về giáo dục của phụ huynh và học sinh đã có sự chuyển biến đáng kể, đến nay Lũng Vân không còn tình trạng học sinh bỏ.      

 

                                                                 Đinh Hoà

 

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục