Giám thị thu cả ký tài liệu trong một phòng thi, dù đây là kỳ thi cao học của hầu hết những người làm trong ngành giáo dục
Kỳ thi tuyển sinh cao học liên kết giữa Trường ĐH Vinh và Trường ĐH Sài Gòn với gần 334 thí sinh tham gia đã kết thúc ngày 28-3 tại hội đồng thi Trường ĐH Sài Gòn. Tuy nhiên, cách thức tổ chức thi đã khiến nhiều thí sinh cũng như giám thị bức xúc.
Thí sinh thi cao học liên kết trao đổi sau giờ thi
Thí sinh xin rút hồ sơ
Sáng 27-3, trước giờ thi môn đầu tiên, thí sinh P.V.Q đã xin rút hồ sơ vì không nhận được giấy báo dự thi. Thí sinh này cho biết từ khi kết thúc ôn tập đến ngày thi 27 và 28-3, không nhận được giấy báo dự thi của trường.
Nhiều thí sinh khác may mắn biết qua bạn bè thông báo rồi đến trường nhận giấy báo thi dù trong hồ sơ dự tuyển đã có phong bì thư dán tem và có địa chỉ nhận hẳn hoi.
Thực tế, giấy báo dự thi của nhiều thí sinh được Trường ĐH Vinh ký ngày 14-3, nhưng hội đồng tuyển sinh (HĐTS) không chuyển cho thí sinh theo đường bưu điện mà chỉ thông báo trên website của Trường ĐH Sài Gòn, rồi đề nghị thí sinh đến trường nhận.
Không chỉ có chuyện trường không gửi giấy báo dự thi, thí sinh Q. và nhiều thí sinh khác cho biết không nhận được biên lai thu tiền khi đóng lệ phí dự thi 700.000 đồng và lệ phí ôn tập (từ 800.000-900.000 đồng/môn).
Ông Bùi Văn Dũng, đại diện HĐTS (Trường ĐH Vinh), giải thích rằng do HĐTS đang bận cho kỳ thi nên chưa xuất hóa đơn thu cho thí sinh, đợi khi thi xong sẽ phát.
Nhiều thí sinh cũng bức xúc chuyện thi môn ngoại ngữ. Vì lúc đầu được thông báo là có chứng chỉ B thì được miễn, sau đó lại không miễn khiến nhiều thí sinh không kịp trở tay...
Ba lần sử dụng tài liệu vẫn được tha !
9 giờ 20 phút ngày 28-3, khi hiệu lệnh hết giờ làm bài thi môn tiếng Anh (môn thi cuối cùng của kỳ thi) trôi qua 5 phút, chúng tôi có mặt tại khu vực thi.
Một nữ thí sinh thi ở phòng 24 đã bất bình kể: “Trong giờ thi buổi chiều 27-3, có một thí sinh tên N.T.Q, chuyên ngành quản lý giáo dục dùng tài liệu lần thứ 3, bị giám thị lập biên bản đưa xuống HĐTS nhưng sau đó vẫn được trở lại phòng thi làm và nộp bài. Thi cử như vậy thì làm sao công bằng?”.
Nhiều thí sinh khác thi ở phòng này cũng xác nhận như vậy. Khi tìm gặp các giám thị của phòng thi này để tìm hiểu, một giám thị (xin giấu tên) đau lòng thốt lên rằng: “Đây là sự sỉ nhục đối với tôi trong hàng chục năm đi gác thi”.
Ông kể: Thí sinh N.T.Q cùng với 4 thí sinh khác trong phòng thi đã bị cảnh cáo lần 2 vì sử dụng tài liệu. Sau khi tất cả tài liệu của các thí sinh này bị tịch thu, thí sinh Q. xin đi vệ sinh. Sau đó, thí sinh Q. quay lại phòng thi và làm bài bình thường. Một lúc sau, Q. bị bắt quả tang sử dụng tài liệu lần thứ 3 và bị lập biên bản.
Thí sinh Q. một mặt xin tha, mặt khác nằng nặc xin được gặp thầy Dũng.
“Tôi chẳng biết thầy Dũng nào nên cứ giao cho giám thị hành lang đưa xuống phòng HĐTS. Không ngờ, một lúc sau, giám thị dẫn lên cho vào phòng thi tiếp và nói đây là cháu của vụ trưởng nên xử lý nhẹ tay thôi!” - vị giám thị bức xúc kể.
Một giám thị còn cho biết rất nhiều thí sinh đã mang tài liệu đến phòng thi để sử dụng nhưng nhìn chung chỉ bị nhắc nhở, tịch thu tài liệu vì giám thị đã được sinh hoạt trước là “coi thi nhẹ nhàng thôi!”.
“Cuối buổi thi, tôi thu được cả ký tài liệu của các thí sinh” - vị giám thị này cho biết thêm.
Theo Báo NLĐ
“Bạn nào giải được thế cờ này giúp cô nào?” – Ngay sau khi Kiện tướng FIDE (Kiện tướng của Liên đoàn Cờ vua thế giới) Lương Nhật Linh vừa hỏi, 6 em nhỏ trong lớp đã nhao nhao: “Con ạ!”, “Con giải được cô ơi”… Căn phòng nhỏ đầy các hình trang trí ngộ nghĩnh trên tầng 10 tràn ngập tiếng nói cười của trẻ hào hứng tham gia giải thế cờ.
Bắt đầu từ năm học này, Bộ GD-ĐT sẽ hỗ trợ việc ăn bán trú, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ mầm non ở vùng nông thôn khó khăn là 120.000 đ/trẻ/tháng.
TS Michael Jackson cho rằng việc dự đoán những khả năng có thể xảy ra trong tương lai sẽ giúp giáo dục VN tìm ra được hướng đi tốt nhất, giảm thiểu rủi ro, thất bại và xác định được mục tiêu phát triển nhanh hơn
Ngày 26-3, Bộ GD-ĐT đã công bố “Kế hoạch thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong các nhà trường năm 2010”. Mục tiêu là đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong các nhà trường, kiềm chế, làm giảm dần việc vi phạm pháp luật, đẩy lùi cơ bản tệ nạn ma túy trong các bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên. Phòng chống hiệu quả hành vi bạo lực trong các nhà trường và các hành động tự phát của học sinh, sinh viên làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội.
(HBĐT) - Lũng Vân là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Tân Lạc. Năm học 2005 – 2006, trường PTTH lũng Vân được thành lập trên cơ sở chi phụ của trường PTTH Mường Bi. Hệ thống giáo dục Lũng vân đã có đủ 4 cấp tạo điều kiện thuận lợi không chỉ cho con em trong xã mà tại các xã bạn ở Mai Châu, Thanh Hoá theo học.
Học hành căng thẳng, không được định hướng lối sống và không được người lớn lắng nghe nên giới trẻ giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực...