Với môn Địa lý trong bài thi tốt nghiệp THPT, học sinh cần nắm chắc kiến thức trong cuốn Atlat, vẽ biểu đồ và trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa là đạt điểm cao.

 

Cô giáo Đinh Lê Thiên Nga, giáo viên môn Địa lý Trường THPT Hà Nội - Amsterdam chia sẻ với thí sinh như vậy về cách ôn tập và làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý đạt hiệu quả nhất.
 
Nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa, thí sinh có thể đạt điểm cao môn Địa lý trong bài thi tốt nghiệp THPT.

Bắt buộc phải lập đề cương ôn tập

Trong môn Địa lý các em nên ôn theo cấu trúc chương, ví dụ trong sách Địa lý lớp 12, phần chương I nói về phần địa lý xã hội Việt Nam bao gồm phần tự nhiên và phần xã hội.

Trong phần tự nhiên thì các em nên học tất cả các phần tự nhiên để dẫn tới phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế xã hội Việt Nam thì đi theo các phần, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, sau đó đến 7 vùng kinh tế trong cả nước. Chắc chắn đề thi sẽ vào 1 trong 7 vùng kinh tế này.

Khi ôn tập môn Địa, điều cơ bản nhất là các em phải lập đề cương để dựa vào đó phát triển ý của mình. Cách học dễ nhất là nên ôn từ cuối sách giáo khoa (SGK) ôn lên vì cuối SGK là chương trình mới học nên dễ nhớ nhất. Đặc biệt, các em không được bỏ phần nào trong SGK.

Môn Địa, học sinh không cần học thuộc nhiều vì đã có cuốn Atlat và bài tập vẽ biểu đồ. Học sinh cần nắm chắc kiến thức trong cuốn tài liệu này vì trong đó chiếm 70% kiến thức môn Địa.

Cuốn Atlat “cứu tinh” gỡ điểm

Cuốn Atlat là tài liệu quan trọng mà các em được mang vào phòng thi. Do vậy, các em cần phải học, hiểu kỹ cuốn sách này vì chính kiến thức trong cuốn sách giúp các em lấy được 50% điểm trong bài thi.

Các bài thực hành vẽ biểu đồ như biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đường, biểu đồ miền trong sách các em phải luyện thật nhuần nhuyễn để từ đó phân tích bảng số liệu, nhận xét mối liên hệ giữa các số liệu.

Đối với những bài thi không có trong cuốn Atlat yêu cầu học sinh phải tư duy như đường lối kinh tế, định hướng kinh tế, hướng khắc phục... ví dụ, từng bài khi sử dụng xong Atlat, học sinh phải biết được mối quan hệ giữa các số liệu (kênh chữ, kênh hình) và đưa ra nhận định. Câu nhận định này khó nhưng chỉ chiếm 0,5 điểm.

Để đạt điểm cao với môn Địa lý thì học sinh nên ôn tập và trả lời tất cả các câu hỏi trong SGK.

Trong làm bài thi các em đọc kỹ đề xem câu nào dễ làm trước, câu nào khó làm sau, để không bị mất thời gian sa đà vào một câu hỏi.

Tôi khuyên các em nắm chắc kiến thức SGK là đủ không cần đọc thêm ở ngoài.

                                                                                Theo Dantri

Các tin khác

Học sinh lớp 12 chuẩn bị cho đợt tuyển sinh năm 2010.
Giáo sư Trần Hồng Quân phát biểu tại hội nghị
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Quyết liệt di dời các trường ĐH khỏi trung tâm Hà Nội

Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội vừa kiến nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt việc di dời các trường ĐH ra xa trung tâm Hà Nội, nhằm giảm tải dân số và các vấn đề xã hội đối với các quận nội thành.

Ðào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu xã hội

Một trong những trở ngại trong quá trình thực hiện CNH, HÐH đất nước đó là chất lượng nguồn nhân lực. Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII, hồi cuối năm 2009 đã nhận định: "Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt khoảng 38%". Mỗi năm xã hội lại đón nhận hơn một triệu bạn trẻ tham gia thị trường lao động, yêu cầu về đào tạo nghề cho lao động, nhất là lao động trẻ càng trở nên cấp thiết.

Ngòi Hoa - lênh đênh con chữ

(HBĐT) - “Có chèo thuyền sang các xóm bên kia sông dạy phổ cập mới thấy thương xót và lo lắng cho cảnh đi học của các em. Càng thông cảm với các em, giáo viên chúng tôi càng thêm trân trọng những giờ đứng lớp…” – khuôn mặt cô giáo trẻ Bùi Thị Thanh (chủ nhiệm lớp 8 - khối THCS Ngòi Hoa, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc) phảng phất một nụ cười buồn khi kể về những đứa học trò nhỏ bé và tội nghiệp của mình. 

Tuyển sinh ĐH-CĐ 2010: Nhiều chương trình liên kết đào tạo quốc tế

Trong mùa tuyển sinh năm 2010, có thêm nhiều chương trình liên kết đào tạo quốc tế được triển khai. Do đó, sẽ có thêm nhiều lựa chọn cho các thí sinh (TS).

Ngày hội về đào tạo theo mô hình kiểu Pháp

Thông tin từ Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam cho biết, ngày 3/4 tới, Đại sứ quán Pháp sẽ tổ chức “Ngày hội thông tin toàn quốc về du học Pháp và đào tạo theo mô hình kiểu Pháp” tại Hà Nội và TPHCM.

Yêu cầu các địa phương đề xuất giải pháp ngăn chặn HS đánh nhau

Ngày 29/3, Bộ GD-ĐT có công văn yêu cầu giám đốc các Sở GD-ĐT thống kê số lượng các vụ bạo lực, đánh nhau do học sinh địa phương gây ra trong năm học 2009 - 2010 (tính từ tháng 9/2009 đến nay), diễn biến sự việc, các hình thức kỷ luật đã xử lý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục