83% chưa hài lòng về chuyện lương, thưởng; 87% gặp nhiều khó khăn về "văn hóa doanh nghiệp". Đây là kết quả khảo sát trong phạm vi gần 350 du học sinh (DHS) do công ty nhân sự SHD thực hiện trong 2 tháng 1 và 2 năm 2010.
Đối tượng khảo sát gồm các nhóm chính: DHS đã tốt nghiệp, đã và sẽ về nước làm việc; DHS đã tốt nghiệp, đã và sẽ ở lại làm việc tại nước sở tại và DHS chưa tốt nghiệp có nguyện vọng thực tập.
Cuộc khảo sát dựa trên tỷ lệ ngành học, độ tuổi, bằng cấp quốc gia theo học của DHS để tìm hiểu về nhu cầu tìm việc của DHS sau khi tốt nghiệp cũng như nhu cầu thực tập của DHS còn đang học; những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ở lại hoặc về nước làm việc của DHS, những sinh hoạt hoạt động mà DHS quan tâm khi về Việt Nam nghỉ hè, thăm thân nhân làm việc, những khó khăn ban đầu cũng như điều thích và không thích khi về nước làm việc.
Cuộc khảo sát cho thấy kết quả đáng lưu ý như sau: Trong số DHS đã tốt nghiệp, 64% quyết định ở lại nước sở tại để sinh sống và làm việc.
66% trong số DHS quyết định ở lại nước sở tại sau khi tốt nghiệp cho rằng, chế độ lương/thưởng tại Việt Nam chưa xứng đáng với công sức, tiền bạc họ đã đầu tư trong quá trình học ở nước ngoài. Vì thế, họ chưa muốn về Việt Nam làm việc sau khi tốt nghiệp.
Đối với nhóm DHS đã tốt nghiệp trở về Việt Nam, 87% gặp nhiều khó khăn về yếu tố văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc tại các doanh nghiệp (đa quốc gia, liên doanh và công ty Việt Nam). 83% chưa hài lòng về chuyện lương, thưởng.
Số lượng DHS trở về nước làm việc tuy không cao bằng số DHS quyết định ở lại nước sở tại, nhưng tương đối khả quan và tăng hơn so với kết quả khảo sát của SHD vào năm 2007 - 2008.
Chị Trần Thị Tô Thanh, đi học từ Úc trở về, hiện đang làm tại CRBI (Hà Nội) cho rằng, khảo sát này chỉ mới phản ánh tiếng nói của những đối tượng hẹp như các bạn đang chuẩn bị về nước, hoặc mới về nước. Bởi lẽ, bên cạnh đó, còn rất nhiều những người đã trở về và thành công trên chính quê hương mình.
"Có những câu chuyện cá nhân, những con đường đi ở mỗi ngành nghề khác nhau…Nhưng tôi thích thái độ sống tích cực. Thay vì ngồi lo ngại xem mình có hòa nhập được với văn hóa này hay không thì chính bạn hãy tạo ra một văn hóa mới trong doanh nghiệp của mình, cách sống mới thái độ mới, cách làm việc mới, đóng góp trách nhiệm của mình với cộng đồng" - Thanh nói.
“Trở về nghĩa là phải có một công việc xứng đáng với sự đầu tư mình đã bỏ ra khi đi học, phải vứt bỏ thói lười biếng làm việc không kế hoạch và học cách đưa một cái phong bì bé bé cho mỗi công việc cần làm được nhanh”. Đó là suy nghĩ của Việt Hải, cựu du học sinh Singapore khi mới trở về Việt Nam cách đây ba năm chia sẻ trên một trang thông tin. Anh hiện là giám đốc công ty truyền thông i360.
Một cựu DHS hiện đang là chuyên gia tư vấn thương mại một công ty của Mỹ có văn phòng tại TP.HCM cho hay, thời gian đầu, suy nghĩ đi làm là phải thu hồi nhanh vốn bỏ ra lúc đi học nên anh và nhiều bạn vô hình mình tự ép bản thân vào những đòi hỏi nhiều, lương phải cao, hậu đãi tốt.
Sau khi nhận ra "đó quả thật là bệnh tưởng”, Việt Hải đã lăn lộn ở khá nhiều công ty lớn nhỏ, chấp nhận ở những vị rất thấp, tích cực tham gia các nhóm, hội, hoạt động xã hội để xây dựng những mối quan hệ cần thiết. Và bí quyết hòa nhập của anh là "chân thành, ham học hỏi và giúp đỡ đồng nghiệp, khi đó mình sẽ có một cái tiếng tốt, khi người ta có thiện cảm với mình thì mọi cơ hội và bạn bè sẽ đến tự nhiên”.
Theo Vnn
Tuy đặt ra chỉ tiêu cụ thể về tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp, song khó ai có thể hoàn toàn tự tin sẽ đạt đúng 100% nếu không có sự “phù phép” hay can thiệp nào đó. Hai giải pháp để thực thi quyết tâm này.
Đến ngày 13/4, Bộ GD-ĐT mới nhận được báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM và tỉnh Quảng Ninh thống kê các vụ việc học sinh đánh nhau xảy ra trong năm học 2009-2010.
Sau khi có hướng dẫn của Bộ GD-ĐT thì nhiều trường ĐH phía Nam và Bắc đã có thông báo tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển năm 2010. Hầu hết các trường đều dành chỉ tiêu tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển không hạn chế.
Để giúp thí sinh tránh sai sót trong làm bài thi trắc nghiệm, ngày 12/4, Bộ GD-ĐT ban hành 10 quy định đối với thí sinh dự thi trắc nghiệm tốt nghiệp THPT 2010.
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang hoàn tất Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường ĐH và đảm bảo chất lượng để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7, khai mạc vào cuối tháng 5.
Trước ngày 24-6, phải hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thờiTheo PGS Trần Văn Nghĩa, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các hội đồng chấm thi phải khắc phục những biểu hiện dễ dãi, bỏ qua lỗi trong bài làm của thí sinh (TS), dẫn đến kết quả không đúng thực chất. Chậm nhất, đến ngày 18-6, các hội đồng chấm thi phải xét và đề nghị giám đốc Sở GD-ĐT sơ duyệt kết quả tốt nghiệp, công bố kết quả tạm thời của kỳ thi.