Lễ khai mạc kỳ thi Olympic Vật lý sinh viên lần thứ 13 do Bộ GD-ĐT, Hội Vật lý Việt Nam tổ chức đã diễn ra 16-4, tại trường ĐH Sư phạm Hà Nội với sự tham gia của 160 thí sinh của 20 đội tuyển thuộc các trường ĐH, CĐ trên toàn quốc.

 
Olympic Vật lý sinh viên được bắt đầu tổ chức từ năm 1997 chỉ với ba đội tuyển tham gia dự thi. Kỳ thi lần thứ 13 này có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với sự tham gia của nhiều trường đại học thuộc đủ các vùng, miền trong cả nước. Năm nay, lần đầu tiên có trường cao đẳng tham gia kỳ thi này, đó là trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh. Có những trường đại học lần đầu tiên tham gia cuộc thi như trường ĐH Đồng Tháp.



Các thí sinh chuẩn bị cho phần thi trắc nghiệm.


Để đến được cuộc thi toàn quốc, các thí sinh đã phải trải qua kỳ thi Olympic Vật lý tại các trường. Các thí sinh dự thi sẽ tham gia tranh tài sôi nổi ở ba nội dung thi gồm: giải bài tập vật lý, thí nghiệm và trắc nghiệm.


Phát biểu tại lễ khai mạc, GS, TS Nguyễn Viết Thịnh, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, tuy thời gian thi không nhiều, phần thưởng chỉ có ý nghĩa tượng trưng, nhưng đây là cơ hội quý báu để các sinh viên áp dụng kiến thức đã được học của mình vào những bài thi.


Theo PGS-TS Vật lý Chu Đình Thúy, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Vật lý Việt Nam, 12 cuộc thi Olympic Vật lý đã diễn ra lần lượt ở các địa phương với số lượng tham gia năm sau đông hơn năm trước. Đây là năm thứ hai kỳ thi dựa trên điều lệ đổi mới do các đoàn góp ý. Ông hy vọng luật thi sẽ ngày càng được hoàn thiện hơn, nhằm chọn được những thí sinh xứng đáng hơn để trao giải.


Ngay sau lễ khai mạc, các thí sinh đã bước ngay vào phần thi trắc nghiệm. Mỗi đoàn cử ra ba thí sinh tham dự phần thi. Ngay sau khi nêu câu hỏi, các thí sinh phải lựa chọn câu trả lời bằng các đáp án A, B, C, D. Phần thi giải bài tập và thí nghiệm sẽ diễn ra vào sáng mai, 17-4. Lễ tổng kết và trao giải thưởng được tổ chức vào ngày 18-4.



Đội chủ nhà được bố trí ngồi riêng.


Đây là lần thứ hai trường ĐH Sư phạm Hà Nội đăng cai tổ chức cuộc thi này. Trước đó, trường đã tổ chức thành công cuộc thi vào năm 2000 với 10 đội tuyển tham gia. Việc chọn ĐH Sư phạm Hà Nội là nơi tổ chức sự kiện năm nay là nhằm chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.


Được biết, kỳ thi Olympic Vật lý lần thứ 12 được tổ chức tại Đại học Vinh thu hút 152 sinh viên của 19 trường đại học toàn quốc tham gia. Trường Đại học Bách khoa - ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã đoạt giải đặc biệt. Vị trí đặc biệt này trong kỳ thi lần thứ 11 thuộc về đội tuyển Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
 
 
 
                                                                                    Theo ND

Các tin khác

Nâng chất lượng giáo dục là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hội thi giáo viên – Tổng phụ trách đội giỏi thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Trong 2 ngày 15 và 17/4, Thành đoàn Hòa Bình và Phòng GD & ĐT thành phố Hòa Bình phối hợp tổ chức Hội thi “Giáo viên – TPT Đội giỏi TP Hòa Bình năm học 2009 – 2010”. Về tham dự hội thi có đại diện, lãnh đạo MTTQ tỉnh, Tỉnh đoàn, Liên đoàn lao động tỉnh… và 33 giáo viên – TPT Đội của các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn thành phố.

Đổi mới quản lý giáo dục đại học: Đổi mới từ nhận thức đến phương pháp

Đó là quan điểm của Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân tại Hội thảo “Triển khai thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và chương trình hành động của Bộ GD-ĐT về đổi mới quản lí giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012” tổ chức ngày 17-4 tại Trường ĐH Vinh (Nghệ An).

Những cụ già trăm tuổi vẫn miệt mài học chữ

“Giáo dục không có điểm dừng. Khi bộ não của bạn vẫn có thể làm việc được, đôi mắt bạn vẫn có thể nhìn thấy và đôi tai bạn vẫn nghe được thì tới trường, bạn có thể học được”. Đó là lời phát biểu của một cử nhân 99 tuổi.

Viết chữ đẹp bằng... cùi tay

"Tên con là Lạc vì con bị "lạc" cả cha lẫn mẹ ngay từ khi lọt lòng. Con lại không may mắn như các bạn khác vì thiếu hai bàn tay và chỉ còn nửa bàn chân trái. Con đang cố gắng từng ngày để viết được những nét chữ thật đẹp và học giỏi vi tính...".

Báo động chất lượng ĐH

Đua nhau mở trường với quy trình, thủ tục chưa nghiêm túc. Chất lượng đầu vào thấp. Thiếu quy hoạch giáo dục ĐH, CĐ. Ngày 16-4, Uy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã nghe và cho ý kiến về kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục ĐH” của đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ QH (đoàn giám sát).

Bộ giao chỉ tiêu không nghiêm đối với trường ngoài công lập

Mặc dù Bộ GD-ĐT đã ban hành quy định về căn cứ xác định chỉ tiêu tuyển sinh nhưng trong nhiều trường hợp giao chỉ tiêu tuyển sinh tỏ ra không nghiêm nhất là đối với các trường ngoài công lập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục