Bài viết Lương giáo viên đăng trên Báo Thanh Niên ngày 19.4 tạo dư luận mạnh mẽ trong độc giả. Hàng loạt e-mail, điện thoại gửi về tòa soạn báo thể hiện sự đồng tình với bài viết.

Bên cạnh những ý kiến phê phán vẫn có những đóng góp với mong muốn làm sao để giáo viên sống được bằng lương.

Không thể sống bằng lương 

Bạn đọc có địa chỉ e-mail  (thaonguyen...@yahoo.com) bộc bạch: “Bản thân là một giáo viên, tôi mừng vì còn có người lên tiếng cho quyền lợi của chúng tôi. Nghĩa vụ phải gắn liền với quyền lợi nhưng điều đó xem ra không đúng với ngành giáo dục. Giáo viên thường ngại đề cập đến vấn đề tiền bạc nhưng thực tế cuộc sống quá khó khăn, chưa hết tháng đã hết tiền”. Cùng quan điểm này, bạn đọc Nguyễn Xuân Giang chia sẻ: “Tôi công tác trong ngành giáo dục và thấy rằng giáo viên hầu như không bao giờ chi tiêu đủ với đồng lương mỗi tháng. Tại  Kiên Giang, trong đợt Tết Nguyên đán vừa qua, giáo viên chỉ nhận tiền thưởng Tết không quá 300.000 đồng, có nơi  như trường THPT Châu Thành chỉ vỏn vẹn 100.000 đồng”.

Một bạn đọc khác thẳng thắn: “Gia đình tôi có cả chục người là giáo viên, dạy đủ các môn, nhưng ai cũng thiếu thốn vay mượn triền miên”. Một giáo viên trẻ ở Q.4, TP.HCM cho biết: “Tôi cũng là một giáo viên đến nay đã gần 9 năm đứng lớp nhưng vẫn không thể sống được bằng lương (tôi có con nhỏ được 20 tháng tuổi). Tôi rất tâm đắc với bài viết này và tự hỏi không biết bao giờ giáo viên  mới có thể sống hoàn toàn nhờ vào lương ?”.

Bạn đọc ở địa chỉ e-mail xuan...@gmail.com  cho biết lương thấp tạo ra nhiều hậu quả trong ngành giáo dục: “Lương thấp - nguyên nhân khiến nhiều giáo viên, giảng viên giỏi phải bỏ nghề. Lương thấp cùng cơ chế đãi ngộ không xứng đáng, thái độ không tôn trọng nghề giáo khiến nhiều phụ huynh không cho con em theo ngành sư phạm; nhiều học sinh không lựa chọn nghề giáo dù đó là ước mơ của các em”.

Giải pháp nào khả thi?

Là một người trong ngành, độc giả  Nguyễn Hoàng Nguyên (nguyen...@gmail.com) đề nghị: “Trước mắt, Bộ GD-ĐT nên đề xuất phục hồi chế độ phụ cấp thâm niên cho giáo viên (đã không còn được thực hiện từ năm 1993) trong khi chưa tổ chức thi nâng ngạch cho giáo viên. Như thế  mới động viên được giáo viên giỏi, tạo động lực phấn đấu cho đội ngũ giáo viên”. Cùng ý kiến này, nhiều giáo viên cũng đưa ra đề xuất: “Việc nâng lương ngay cho hơn 1 triệu nhà giáo (chiếm khoảng 80% đội ngũ công chức khối hành chính sự nghiệp) rõ ràng là không khả thi và ngoài khả năng giải quyết của Bộ GD-ĐT. Trước mắt, để động viên các nhà giáo có nhiều cống hiến cho ngành, đã đạt được các tiêu chuẩn theo quy định, Bộ GD-ĐT nên tiếp tục xét nâng ngạch giáo viên trung học cao cấp như cách làm trước nay. Bước tiếp theo là tổ chức thi nâng ngạch như các ngành khác. Những giáo viên nào đã đạt chuẩn trước ngày công bố quy chế thi thì được xét theo quy định cũ. Không thể vì chưa soạn thảo xong quy chế thi mà bắt nhiều giáo viên giỏi phải mòn mỏi chờ đợi”.

                                                                        Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

Thí sinh dự thi vào ĐH Sư phạm TPHCM ra về sau giờ thi môn Văn năm 2009
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Sở GD&ĐT tập huấn công tác tổ chức thi tốt nghiệp năm học 2009 – 2010

(HBĐT) - Ngày 20/4, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị tập huấn công tác tổ chức thi tốt nghiệp năm học 2009 – 2010 cho hiệu trưởng, hiệu phó các trường THPT và giám đốc, phó giám đốc Trung tâm GDTX trong toàn tỉnh.

40 học sinh đạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia.

(HBĐT) - Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm học 2009 – 2010, đoàn học sinh giỏi tỉnh ta có 74 em tham dự ở 12 môn thi gồm: Toán, Vật Lý, Hoá Học, Sinh Học,Tin Học, Ngữ Văn, Địa Lý, Lịch Sử, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Pháp, Tiếng Nga. Kết quả đã có 40 em đạt giải, trong đó có 39 em ở trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, 1 em ở trường Phổ thông DTNT tỉnh.

Thi tốt nghiệp THPT môn Ngoại ngữ:
Học chương trình nào phải làm đề thi chương trình đó

Bộ GD-ĐT quy định, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, thí sinh không theo học hết chương trình ngoại ngữ hiện hành hoặc có khó khăn về điều kiện dạy - học được thi thay thế bằng môn Vật lí.

5 thói quen xấu của sinh viên trong học tập

Một trong những thói quen xấu dễ nhận thấy nhất ở đa số sinh viên là luôn nói “Hôm nay tôi sẽ học lúc …”. Thực ra, “học” không phải đơn thuần bằng lời nói chung chung, nó cần một kế hoạch rõ ràng.

Khai giảng lớp BCVT cho con em dân tộc nghèo thiểu số

Triển khai Nghị quyết 30a/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, theo thỏa thuận đã ký kết với UBND tỉnh Lai Châu, dựa vào những thế mạnh và năng lực hiện có, VNPT cam kết bảo đảm hỗ trợ Lai Châu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội tại 2 huyện nghèo nhất nước là Sìn Hồ và Mường Tè.

Khai mạc Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc

Lễ khai mạc kỳ thi Olympic Vật lý sinh viên lần thứ 13 do Bộ GD-ĐT, Hội Vật lý Việt Nam tổ chức đã diễn ra 16-4, tại trường ĐH Sư phạm Hà Nội với sự tham gia của 160 thí sinh của 20 đội tuyển thuộc các trường ĐH, CĐ trên toàn quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục