Phải chấp nhận lịch học theo thời gian rảnh của giảng viên, thường xuyên đối diện với việc nghỉ học bất ngờ, chịu học dồn ngày thứ 7, chủ nhật... Đó chính là nỗi khổ của sinh viên học các khoá liên thông tại nhiều ĐH, CĐ.

 

Theo phản ánh của nhiều sinh viên đang học liên thông từ trung cấp lên CĐ, CĐ lên ĐH, dù có thời khoá biểu tuần hẳn hoi nhưng nếu giảng viên bận,sinh viên vẫn phải chấp nhận một ngày tới trường “trắng tay”.

Đơn cử như ở CĐ Phát thanh - Truyền hình 2 (quận 5, TPHCM), sinh viên lớp 09 LTBC, cho biết thường xuyên phải nghỉ học bất ngờ. “Lớp học buổi tối, có thời khóa biểu hẳn hoi, nhưng đến lớp mới được trường thông báo nghỉ học nguyên tuần. Chưa hết, sinh viên còn phải học dồn vào thứ 7, chủ nhật”, một sinh viên trong lớp phản ánh.
 
Thế nhưng, theo lý giải của ông Cao Văn Trực, Trưởng phòng Đào tạo: trường không thể sắp theo lịch của sinh viên mà phải dựa vào thời gian biểu của giảng viên. Nếu giảng viên bận đột xuất hay vì một lý do nào đó thì sinh viên cũng phải chấp nhận nghỉ học.

Sinh viên lớp liên thông luôn bị động thời khóa biểu. (Ảnh minh họa)

Chuyện sinh viên các lớp liên thông luôn bị động với thời khoá biểu cũng xảy ra như cơm bữa tại nhiều trường khác. Anh Nguyễn Huy Hùng học liên thông khóa đầu tiên của ĐH Hùng Vương, cho biết: Khi thông báo tuyển sinh, nhà trường giới thiệu đây là lớp liên thông hệ đại học chính quy dành cho những người đã đi làm ít nhất một năm, học viên sẽ được chọn buổi học. “Nhưng khi nhận lớp thì trường xếp lịch học vào giờ… hành chánh. Vì thế, có người thi đậu nhưng phải bỏ học, có người muốn đi học thì phải nghỉ làm”, anh Hùng bức xúc.

Chị Hoàng Oanh, sinh viên liên thông của một trường ĐH tại TPHCM thì tâm sự: “Mới đi học gần một năm mà tôi thấy mệt mỏi bởi giảng viên dạy liên thông toàn là thầy cô mới ra trường hoặc được mời nơi khác về nên không đủ kinh nghiệm giảng dạy. Trường cũng thường xuyên cho sinh viên nghỉ hay chuyển buổi học vì thầy cô bận công tác”.

Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Mai Bình, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Hùng Vương thông tin: năm 2008 trường tuyển sinh liên thông khoá đầu tiên với hai ngành Công nghệ thông tin và Du lịch. Đối với hệ liên thông, nếu đầu vào ít quá thì sinh viên phải học ghép lớp với hệ ĐH chính quy. Như năm 2009, ngành CNTT hệ liên thông chỉ tuyển được bốn sinh viên nên không thể mở riêng lớp được. Do đó, sinh viên phải chấp nhận theo dõi lịch học của ĐH chính quy để tham gia học các học phần.

Như vậy, với cách giải thích của lãnh đạo các trường này, trong thời gian tới sinh viên theo học chương trình liên thông vẫn phải tiếp tục chịu nhiều thiệt thòi. Song, băn khoăn lớn nhất của sinh viên các lớp liên thông là phải đóng học phí cao hơn lớp chính quy, nhưng đổi lại, sinh viên phải luôn trong trạng thái bị động về nhiều thứ từ lịch học, giảng viên…

 

                                                                                   Theo DanTri

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục