Bộ GD-ĐT quy định, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, thí sinh không theo học hết chương trình ngoại ngữ hiện hành hoặc có khó khăn về điều kiện dạy - học được thi thay thế bằng môn Vật lí.
Cụ thể, những thí sinh không theo học hết chương trình Ngoại ngữ THPT hiện hành hoặc nơi học có giáo viên dạy môn Ngoại ngữ thiếu hoặc chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo, năng lực dạy học yếu; việc thực hiện chương trình không liên tục; học sinh là người dân tộc thiểu số, khả năng tiếp thu ngoại ngữ yếu hoặc do chuyển trường nên phải học đổi môn Ngoại ngữ; các điều kiện về trang thiết bị dạy học, thực hành chưa đáp ứng yêu cầu dạy - học... thì được thay thế bằng môn Vật lí (theo hình thức trắc nghiệm).
Tuy nhiên, một số đại diện Sở GD- ĐT khu vực miền núi và khó khăn kiến nghị rằng: Thí sinh học chương trình Ngoại ngữ 7 năm, có những khó khăn như hướng dẫn của Bộ nhưng lại không muốn thi môn thay thế là Vật lí mà thi theo đề của chương trình Ngoại ngữ 3 năm có được hay không? Có đề riêng cho các chương trình 3 năm và 7 năm hay không?
Ông Trần Văn Kiên, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT cho biết: “Căn cứ vào điều kiện khó khăn của việc dạy học môn ngoại ngữ, Giám đốc Sở GD-ĐT có quyền quyết định thí sinh dự thi môn ngoại ngữ hay thi môn vật lý thay thế”.
Ông Kiên khẳng định: Đề thi ngoại ngữ chỉ có 2 đề, chương trình 7 năm và chương trình 3 năm. Do vậy, thí sinh chỉ được phép chọn môn thi thay thế hoặc là không, chứ không thể học chương trình 7 năm nhưng lại được làm đề dành cho thí sinh học chương trình 3 năm. Thí sinh học chương trình nào phải làm đề thi dành cho chương trình đó.
Theo DanTri
Những vụ bạo lực học đường xảy ra liên tiếp trong thời gian qua đã làm cho cả xã hội lo lắng. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến chuyện “chạyï” trường cho năm học tới hứa hẹn sẽ “nóng” hơn bao giờ hết dù quy định nêu rất rõ: không tuyển HS trái tuyến.
Họ làm việc suốt ngày vì những đứa con của mình và đặt chúng lên trên tất cả. Họ quên đi những mơ ước của riêng mình, tiêu pha tiết kiệm nhất. Họ thận trọng với những cơ hội nghề nghiệp – những thứ có thể có lợi cho sự nghiệp của họ song có phần mạo hiểm.
5 năm liền học ĐH đạt điểm trên 9 phẩy với nhiều giải thưởng quốc gia, quốc tế về Tin học, Toán học; 12 năm phổ thông là HS giỏi toàn diện… Đó là những thành tích học tập đáng nể của chàng sinh viên chân ngắn do bị di chứng não tên là Nguyễn Lương An Phú.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 15 và 17/4, Thành đoàn Hòa Bình và Phòng GD & ĐT thành phố Hòa Bình phối hợp tổ chức Hội thi “Giáo viên – TPT Đội giỏi TP Hòa Bình năm học 2009 – 2010”. Về tham dự hội thi có đại diện, lãnh đạo MTTQ tỉnh, Tỉnh đoàn, Liên đoàn lao động tỉnh… và 33 giáo viên – TPT Đội của các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn thành phố.
Đó là quan điểm của Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân tại Hội thảo “Triển khai thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và chương trình hành động của Bộ GD-ĐT về đổi mới quản lí giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012” tổ chức ngày 17-4 tại Trường ĐH Vinh (Nghệ An).
“Giáo dục không có điểm dừng. Khi bộ não của bạn vẫn có thể làm việc được, đôi mắt bạn vẫn có thể nhìn thấy và đôi tai bạn vẫn nghe được thì tới trường, bạn có thể học được”. Đó là lời phát biểu của một cử nhân 99 tuổi.