Ngành giáo dục rất cần một sự cải tổ theo hướng giảm tải mạnh hơn nữa, tăng thời gian thảo luận, tự học và sáng tạo theo sở thích, và nên coi đây là công việc cấp bách, có tầm quan trọng sống còn. Ngay lúc này, có thể thành lập hệ thống câu lạc bộ Sáng Tạo Kiên Trì (CLB STKT ) ở các trường phổ thông, nhằm thu hút học sinh tham gia trong thời gian rỗi, đặc biệt là các em có năng lực trí tuệ trên mức trung bình, có khả năng giải quyết nhanh các bài tập được giao ở trường.

 

Mô tả ảnh.
HS tham quan một buổi trưng bày các mô hình kỹ thuật.

Phác thảo mô hình

 

Các CLB này có thể triển khai từ bậc tiểu học, nhằm khuyến khích sáng tạo về mọi chủ đề trong cuộc sống chứ không chỉ hạn chế ở nội dung chương trình học chính khoá. Nguyên nhân là do nhiều sản phẩm sáng tạo không trùng khớp với môn học nào, nhưng vẫn hỗ trợ phát triển kỹ năng cho học sinh khi ra đời,như thiết kế nhà cao tầng, viết bình luận.

 

Mục tiêu của CLB ở bậc tiểu học có thể đơn giản là giúp các em khám phá năng lực sở trường, đồng thời duy trì sự say mê trong thời gian dài.

 

Đầu năm học, mỗi em sẽ đăng ký 2- 5 đề tài sáng tạo, có thể cùng một lĩnh vực hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau. Thời hạn hoàn thành các đề tài có thể là một học kỳ hoặc một năm.

 

Trong khoảng thời gian đó học sinh có thể thay đổi đề tài, tuy nhiên, nên khuyến khích các em kiên trì vượt khó để theo đuổi đến cùng ít nhất một đề tài.

 

Đề tài của học sinh tiểu học có thể là: cắt dán, vẽ tranh, sáng tác văn chương, giải toán khó, sưu tầm và viết bình luận cho một bộ tranh ảnh, tin tức thời sự theo một chủ đề nào đó, viết kịch bản và tập trình diễn kịch v.v…Tiêu đề có thể rộng, ví dụ như: “Tìm hiểu về nước Nga”, bởi hiểu biết của các em còn rất hạn chế.

 

Đối với một số đề tài có đặc thù ngắn hạn như làm thơ, tập thanh nhạc, giải toán phổ thông, cần định hướng học sinh đăng ký dài hạn, chẳng hạn sáng tác một tập thơ, luyện và thu âm 10 bài hát hoặc giải toàn bộ bài tập của một tài liệu tham khảo.

 

CLB cần tổ chức sinh hoạt một lần cuối mỗi tuần để học sinh có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm nguồn tài liệu và tập thói quen trình bày ý tưởng, tranh luận trước đám đông và cả luân phiên làm người điều hành.

 

Mỗi buổi sinh hoạt, các trường có thể mời một (số) phụ huynh, ông bà, người thân của các em, đặc biệt là những người  thành đạt hoặc có nhiều kinh nghiệm sáng tạo kiên nhẫn.

 

Mỗi phụ huynh và thân nhân của học sinh chỉ cần tham gia một buổi. Các đối tượng khác có thể mời tham dự là các cựu học sinh, cán bộ hưu trí, các nhân sỹ trí thức và các nhà chuyên môn đã từng có kinh nghiệm STKT. Các khách mời có thể kể lại những kinh nghiệm thành công và thất bại của chính cuộc đời họ hoặc của các tấm gương trong xã hội, các kỹ năng vượt khó, tìm kiếm nguồn tài trợ v.v…

 

Tôi tin rằng một khi phụ huynh được trực tiếp tham gia vào giáo dục nhà trường, họ sẽ rất nhiệt tình và đề xuất nhiều sáng kiến hay, bởi đem lại lợi ích cho chính con em họ.

 

Từ bậc trung học cơ sở trở lên, mục tiêu của CLB là khuyến khích các em tham gia những STKT có thể đem lại giá trị cao. Bởi vậy, học sinh cần được giới thiệu một buổi về luật bản quyền, tác quyền và cách tự bảo vệ các sáng tác của mình.

 

 Ở bậc này, số lượng đề tài đăng ký có thể ít hơn, 1 -3 đề tài, với chủ đề sáng tạo hẹp hơn, đòi hỏi hiểu biết sâu. Không nên coi một sở thích nào đó là kém quan trọng, ngoài phạm vi giáo dục.

 

Chẳng hạn, một học sinh say mê đọc truyện và xem phim kiếm hiệp thì có thể khuyến khích em đó tìm hiểu các kinh nghiệm viết báo và viết một loạt bài bình luận về các truyện và phim ấy.

 

Các trường có thể xây dựng mối quan hệ tốt với các phụ huynh học sinh và các cơ quan quản lý ở địa phương để tìm kiếm nguồn hỗ trợ tài chính và thiết bị. Nếu số lượng học sinh tham gia đông, có thể tách thành nhiều CLB với nhiều nhóm lĩnh vực.

 

Mô tả ảnh.

 

Liên quan đến tổ chức CLB, ở bậc tiểu học, nhà trường có thể cử giáo viên phong trào phối hợp với ban phụ huynh học sinh. Từ bậc trung học cơ sở trở lên, các cán bộ đoàn, đội hoặc chính các học sinh sẽ luân phiên điều hành mỗi buổi sinh hoạt. Bộ GD-ĐT cũng có thể mở các khoá tập huấn kỹ năng khuyến khích sáng tạo cho giáo viên, mặc dù giáo viên có thể không hướng dẫn hay can thiệp vào công việc sáng tạo của các em.

 

Nhiều trường đại học hiện nay cũng có các CLB sáng tạo, nhưng hầu hết chỉ tập trung vào các hoạt động phục vụ trực tiếp cho việc học chính khoá.

 

Trong khi đó, nhiều sinh viên cho dù không giỏi nghiên cứu khoa học vẫn có thể thành đạt sau khi ra trường nhờ các kỹ năng giao tiếp và các sáng tạo phụ. Bởi vậy vẫn cần tổ chức các CLB STKT để phát huy sở trường rất đa dạng của sinh viên.

 

Câu chuyện toàn ngành

 

Tôi cho rằng toàn ngành giáo dục cần có sự chuyển dịch tư duy mạnh mẽ, từ chú trọng học giỏi chuyên môn sang cân bằng giữa sáng tạo theo sở trường và giỏi chuyên môn.

 

Mỗi trường nên lập một quỹ hỗ trợ sáng tạo và có chính sách khen thưởng STKT tương đương với thành tích học tập.

 

Có thể cộng điểm thưởng cho một số học sinh phổ thông đạt  giải thưởng sáng tạo cấp trường trở lên.

 

Các trường đại học có thể miễn và ghi điểm tối đa một số tín chỉ  cho những sinh viên được giải cao.

Xét cho cùng, mục tiêu lớn nhất mà ngành giáo dục nên theo đuổi, ngoài giảng dạy văn hoá, là giúp đỡ học sinh phát huy tối đa năng lực sở trường của mình, dám ước mơ và kiên trì thực hiện ước mơ. 

Làm sao để không một học sinh nào phải kém tự tin, hoang mang trước cuộc sống chỉ vì không phải là người học giỏi nhất lớp, để rồi lớn lên lại loay hoay tìm lại chính mình. 

                                                                                           Theo Vnn

Các tin khác

Không có hình ảnh
Thí sinh dự thi vào ĐH Sư phạm TPHCM ra về sau giờ thi môn Văn năm 2009
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Thu thập 72 triệu chữ ký ủng hộ trẻ chưa có cơ hội được đến trường

Ngày 20-4, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Ðào tạo phối hợp Liên minh chiến dịch toàn cầu hành động vì giáo dục tổ chức hưởng ứng Tuần toàn cầu vì mục tiêu giáo dục cho mọi người từ ngày 19 đến 25-4 với chủ đề chính "Tăng cường đầu tư cho giáo dục".

Sở GD&ĐT tập huấn công tác tổ chức thi tốt nghiệp năm học 2009 – 2010

(HBĐT) - Ngày 20/4, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị tập huấn công tác tổ chức thi tốt nghiệp năm học 2009 – 2010 cho hiệu trưởng, hiệu phó các trường THPT và giám đốc, phó giám đốc Trung tâm GDTX trong toàn tỉnh.

40 học sinh đạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia.

(HBĐT) - Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm học 2009 – 2010, đoàn học sinh giỏi tỉnh ta có 74 em tham dự ở 12 môn thi gồm: Toán, Vật Lý, Hoá Học, Sinh Học,Tin Học, Ngữ Văn, Địa Lý, Lịch Sử, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Pháp, Tiếng Nga. Kết quả đã có 40 em đạt giải, trong đó có 39 em ở trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, 1 em ở trường Phổ thông DTNT tỉnh.

Thi tốt nghiệp THPT môn Ngoại ngữ:
Học chương trình nào phải làm đề thi chương trình đó

Bộ GD-ĐT quy định, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, thí sinh không theo học hết chương trình ngoại ngữ hiện hành hoặc có khó khăn về điều kiện dạy - học được thi thay thế bằng môn Vật lí.

5 thói quen xấu của sinh viên trong học tập

Một trong những thói quen xấu dễ nhận thấy nhất ở đa số sinh viên là luôn nói “Hôm nay tôi sẽ học lúc …”. Thực ra, “học” không phải đơn thuần bằng lời nói chung chung, nó cần một kế hoạch rõ ràng.

Khai giảng lớp BCVT cho con em dân tộc nghèo thiểu số

Triển khai Nghị quyết 30a/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, theo thỏa thuận đã ký kết với UBND tỉnh Lai Châu, dựa vào những thế mạnh và năng lực hiện có, VNPT cam kết bảo đảm hỗ trợ Lai Châu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội tại 2 huyện nghèo nhất nước là Sìn Hồ và Mường Tè.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục