Chủ tịch UBND tỉnh có quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức và thực hiện chính sách đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường đại học công lập trên địa bàn. Các tiêu chuẩn được thực hiện theo quy định Điều lệ trường đại học.
Ngoài ra, còn có quyền công nhận hoặc không hội đồng quản trị, thành viên hội đồng qun trị, hiệu trưởng trường đại học tư thục trên địa bàn theo tiêu chuẩn tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục.
Chủ tịch tỉnh còn được giao quyết định công nhận hội đồng trường các trường đại học công lập thuộc tỉnh theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Đây là những nội dung đáng chú ý được đưa ra trong dự thảo (lần thứ nhất) nghị định của Chính phủ về “Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục” thông báo hôm 20/4.
Những quy định này nhằm cụ thể hóa chủ trương phân cấp quản lý về giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học - lĩnh vực lâu nay vốn được phản ánh là tập trung nhiều quyền lực về Bộ GD-ĐT với các công việc mang tính chất "ôm đồm, sự vụ".
Theo dự thảo, Bộ GD-ĐT sẽ đảm nhiệm 11 nhiệm vụ, trong đó, tập trung vào các công việc xây dựng các tiêu chuẩn chung như: quy định về điều kiện, thủ tục thành lập, cho phép thành lập, cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với các trường ĐH; quyết định thành lập; ban hành tiêu chuẩn cụ thể về người đứng đầu, hướng dẫn quy hoạch cán bộ quản lý giáo dục, hướng dẫn cụ thể quy trình bổ nhiệm, cách chức, giáng chức,v.v...
Một đầu việc quan trọng khác được nhấn mạnh với Bộ này là ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục; quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục ở từng cấp học và trình độ đào tạo; nguyên tắc hoạt động, điều kiện của các tổ chức, cá nhân hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; cấp phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; cấp, thu hồi giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục; quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục,v.v...
Nếu được thông qua, Nghị định sẽ có hiệu lực kể từ ngày 5/7/2010.
Phải chấp nhận lịch học theo thời gian rảnh của giảng viên, thường xuyên đối diện với việc nghỉ học bất ngờ, chịu học dồn ngày thứ 7, chủ nhật... Đó chính là nỗi khổ của sinh viên học các khoá liên thông tại nhiều ĐH, CĐ.
Ngày 20-4, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Ðào tạo phối hợp Liên minh chiến dịch toàn cầu hành động vì giáo dục tổ chức hưởng ứng Tuần toàn cầu vì mục tiêu giáo dục cho mọi người từ ngày 19 đến 25-4 với chủ đề chính "Tăng cường đầu tư cho giáo dục".
(HBĐT) - Ngày 20/4, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị tập huấn công tác tổ chức thi tốt nghiệp năm học 2009 – 2010 cho hiệu trưởng, hiệu phó các trường THPT và giám đốc, phó giám đốc Trung tâm GDTX trong toàn tỉnh.
(HBĐT) - Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm học 2009 – 2010, đoàn học sinh giỏi tỉnh ta có 74 em tham dự ở 12 môn thi gồm: Toán, Vật Lý, Hoá Học, Sinh Học,Tin Học, Ngữ Văn, Địa Lý, Lịch Sử, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Pháp, Tiếng Nga. Kết quả đã có 40 em đạt giải, trong đó có 39 em ở trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, 1 em ở trường Phổ thông DTNT tỉnh.
Bộ GD-ĐT quy định, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, thí sinh không theo học hết chương trình ngoại ngữ hiện hành hoặc có khó khăn về điều kiện dạy - học được thi thay thế bằng môn Vật lí.
Một trong những thói quen xấu dễ nhận thấy nhất ở đa số sinh viên là luôn nói “Hôm nay tôi sẽ học lúc …”. Thực ra, “học” không phải đơn thuần bằng lời nói chung chung, nó cần một kế hoạch rõ ràng.