Bộ GD-ĐT vừa yêu cầu 35 cơ sở đào tạo không đủ điều kiện dừng tuyển sinh đào tạo tiến sĩ (TS) trong năm 2010. Từ đây, có nhiều số liệu đáng kinh ngạc về hiện trạng đào tạo bậc TS.

Quy chế đào tạo trình độ TS hiện hành của Bộ GD-ĐT quy định để mở chuyên ngành đào tạo, cơ sở phải có đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học (CBKH) cơ hữu đáp ứng yêu cầu đào tạo. Cụ thể có ít nhất 1 PGS và 4 TS cùng ngành, trong đó có ít nhất 3 người cùng chuyên ngành đăng ký...

Tuy nhiên, 35 cơ sở đào tạo đã không đáp ứng được yêu cầu này. Ở một khía cạnh nào đó, tình trạng này còn tệ hơn “cơm chấm cơm” (người có trình độ đại học dạy đại học).

Ở một số chuyên ngành không hề có CBKH cơ hữu cùng ngành có học vị TS hay học hàm GS, PGS như quy định. Đây đều là những trường lớn, được giao nhiệm vụ đào tạo TS từ nhiều năm nay.

Đào tạo trong điều kiện “3 không”

ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) có 3 chuyên ngành đào tạo TS là Địa hóa học, Khoáng vật học, Thạch học nhưng cả ba đều không có ai là TS cùng ngành.  Học viện Quân y có 3 chuyên ngành đào tạo TS gồm Ký sinh trùng, Vi khuẩn học, Vi-rút học nhưng cũng  không có người nào là TS cùng ngành đào tạo đó.

Tình trạng này diễn ra ở rất nhiều ĐH, học viện và đặc biệt là các viện nghiên cứu như: Viện Khoa học địa chất và khoáng sản, Viện Khoa học giáo dục VN, Viện Khoa học nông nghiệp VN, Viện Khoa học kinh tế nông nghiệp  miền Nam, Viện Nghiên cứu cơ khí, Viện Nghiên cứu hải sản, Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ...

Một số cơ sở đào tạo còn không có CBKH cơ hữu nào có cùng chuyên ngành với chuyên ngành được đào tạo. Có 36 chuyên ngành của 21 cơ sở đào tạo đã không đảm bảo điều kiện quan trọng này. Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM có hai chuyên ngành đào tạo không đủ điều kiện thì cả 2 đều không có TS cùng ngành và không có CBKH cơ hữu cùng chuyên ngành. Trường ĐH Mỏ Địa chất có tới 4 chuyên ngành đào tạo không có CBKH cơ hữu cùng chuyên ngành. ĐH Y Hà Nội cũng có tới 3 chuyên ngành như vậy...

Đáng nói hơn, một số cơ sở đào tạo còn mở ngành đào tạo trong điều kiện “3 không” (không có CBKH cơ hữu cùng ngành; không GS, PGS, TSKH; không CBKH cơ hữu cùng chuyên ngành).

Dừng tuyển sinh đến  năm 2012

 Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết khi nào các cơ sở này đủ điều kiện CBKH theo quy định thì báo cáo Bộ trước 15.5.2012, Bộ sẽ xem xét cho tuyển sinh lại. Sau ngày 15.5.2012, nếu cơ sở đào tạo không báo cáo cập nhật về đội ngũ CBKH của chuyên ngành nào, Bộ sẽ thu hồi quyết định giao nhiệm vụ đào tạo TS của các chuyên ngành đó.

Trước đây, các cơ sở đào tạo sau đại học được Thủ tướng chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo. Tuy nhiên, các điều kiện để được giao nhiệm vụ  này không có quy định chi tiết về đội ngũ giảng viên, CBKH cơ hữu của cơ sở đào tạo...

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo TS, năm 2009, Bộ GD-ĐT đã ban hành Quy chế đào tạo trình độ TS, trong đó đưa ra lộ trình thực hiện quy chế bắt đầu từ tháng 2 năm nay. Cũng trong thời gian này, Bộ GD-ĐT đã tiến hành kiểm tra đánh giá cơ sở đào tạo TS và công bố những cơ sở đạt và không đạt yêu cầu đối với từng chuyên ngành. 

                                                                           Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

Không có hình ảnh
Thí sinh dự thi khối B kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2009 tại hội đồng thi trường ĐH Nông Lâm TP.HCM
Học sinh ở nội trú dân nuôi của trường
THCS Chiềng Sung (Sơn La) trong giờ
tăng gia sản xuất.

Cần đưa đạo văn vào khung

Nhân việc GS-TS T.N.T bị tố giác sử dụng một phần giáo trình nước ngoài cho giáo trình do ông chủ biên mà không dẫn nguồn, Báo NLĐ xin giới thiệu ý kiến của TS Vũ Thị Phương Anh quanh vấn đề này

Toàn tỉnh có 475 trường học văn hoá

(HBĐT) - Trong năm 2010, toàn tỉnh có 521 trường học đăng ký thực hiện. Qua kiểm tra, khảo sát đã có 475 trường đạt tiêu chuẩn trường học văn hoá. Trong đó, Lương Sơn có 66 trường, Lạc Sơn 48 trường, Đà Bắc 62 trường, Tân Lạc 58 trường, Mai Châu 48 trường và TPHB có 43 trường.

“A, bê, xê” hay “a, bờ, cờ”?

Trong khi ngành giáo dục vẫn giữ quan điểm phát âm hệ thống chữ cái theo “a, bờ, cờ” cho học sinh tiểu học dễ ghép vần thì nhiều nhà nghiên cứu lại cho rằng cần thống nhất cách phát âm “a, bê, xê” cho phù hợp với xu thế hội nhập. Xem ra, “a, bờ, cờ” hay “a, bê, xê” sẽ vẫn còn là chuyện... nói mãi.

ĐH Y Hà Nội tạm dẫn đầu 'tỷ lệ chọi'

Kế đến là Trường ĐH Công đoàn với tỷ lệ "chọi" 1/14,6. Trường ĐH Thương mại có tỷ lệ "chọi" 1/11. Với tỷ lệ 1/9,5 Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội đứng thứ 5 trong tổng số gần 30 trường ĐH công bố tỷ lệ "chọi" ĐH Y Hà Nội có tỷ lệ "chọi" 1/16.

Thi tốt nghiệp THPT 2010: Thí sinh phải chịu trách nhiệm nếu không phát hiện đề thi có lỗi

Ngay khi nhận đề thi, thí sinh kiểm tra tình trạng đề thi, nếu thấy đề thi bị thiếu trang hoặc rách, nhòe, mờ phải lập tức báo cho giám thị để kịp thời xử lý. Nếu không phát hiện hoặc để gần cuối buổi thi mới báo cáo, TS phải tự chịu trách nhiệm.

Hà Nội: Phát hành cuốn “Những điều cần biết” về tuyển sinh lớp 10

Ngày 10/5, Sở GD-ĐT Hà Nội chính thức phát hành cuốn “Những điều cần biết” về tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông năm học 2010-2011” và “Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2010-2011”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục