Các chương trình liên kết đào tạo quốc tế ngày càng nở rộ nhưng hiệu quả, chất lượng đến đâu thì người học, thậm chí các trường phía VN, vẫn không nắm rõ

Tính đến tháng 8-2009, cả nước có 34 trường ĐH, CĐ được Bộ GD-ĐT phê duyệt chương trình liên kết đào tạo (LKĐT) với các nước: Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Úc, Bỉ, Trung Quốc, Singapore... Mới đây, tháng 3-2010, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã có văn bản yêu cầu các trường báo cáo chương trình LKĐT với những cơ sở giáo dục nước ngoài.


Nhắm mắt theo học


Chỉ mới ra mắt trong hơn một năm nay nhưng chương trình LKĐT quản trị kinh doanh với ĐH Lincoln - Mỹ tại Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM đã thu hút khoảng 150 sinh viên theo học. Tuy nhiên, nhiều sinh viên đang học chương trình này phân vân: “Khi đăng ký học, nhà trường nêu rõ sẽ cấp bằng mang tầm quốc tế nhưng chúng tôi không biết chương trình đào tạo có được tổ chức giáo dục nào công nhận hay không”.


Cũng mới ra đời gần đây nhưng nhiều chương trình LKĐT tại Trường Kinh doanh Miler - 100% vốn nước ngoài - đã thu hút khoảng 300 sinh viên theo học. Đối tác của Trường Kinh doanh Miler là Trường ĐH Central Queensland (CQU, Úc).

Theo quảng cáo của Miler thì “CQU là một trong các trường có tốc độ phát triển nhanh nhất Úc với nền giáo dục chất lượng cao và bằng cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế. CQU dẫn đầu bang Queensland trong việc thu hút sinh viên quốc tế”.



Minh họa: NGUYỄN TÀI


Tuy vậy, các học viên theo học trường này vẫn không rõ chất lượng những chương trình LKĐT như thế nào, chương trình được cơ quan kiểm định giáo dục Úc công nhận ra sao... Trong khi đó, Miler chỉ cho biết chung chung: “Bằng cấp danh tiếng của CQU được công nhận rộng rãi trên toàn nước Úc và thế giới. Năm 2007 và 2008, tài liệu hướng dẫn các trường ĐH của Úc đánh giá CQU đạt hạng “5 sao” về các tiêu chí”.


Theo khảo sát của chúng tôi, TPHCM hiện có gần 20 chương trình LKĐT với các trường của Mỹ, như: ĐH Southern Columbia, ĐH Troy, ĐH Lincoln, ĐH Missouri, ĐH Sullfork, CĐ Cộng đồng Houston... Trong đó, chỉ có bằng cấp của vài chương trình LKĐT được một số tổ chức giáo dục ở Mỹ, như: CHEA, SACS, DETC... công nhận; còn phần nhiều đều không được tổ chức giáo dục nào công nhận.


Người học tự “bơi”


Theo TS Nguyễn Diệu Hùng, Giám đốc điều phối chương trình LKĐT với ĐH Lincoln tại Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM, do đây là chương trình đào tạo duy nhất của ĐH Lincoln tại VN nên đã nhanh chóng thu hút sinh viên theo học. Bằng cấp của sinh viên sau khi ra trường do chính ĐH Lincoln cấp, được CHEA - Cơ quan Kiểm định giáo dục của Chính phủ Mỹ - công nhận.


Không được rõ ràng như chương trình LKĐT với ĐH Lincoln, hàng ngàn người theo học gần 20 chương trình đào tạo CĐ, ĐH, thạc sĩ liên kết với các trường ĐH, CĐ của Anh, Úc,  Bỉ, Pháp, Singapore hiện vẫn mờ mịt thông tin về các chương trình này, dù đã bỏ ra một khoản tiền lớn.

Người học hầu như chỉ biết các chương trình LKĐT qua quảng cáo, nào chương trình học quốc tế, bằng cấp giá trị quốc tế, nào ra trường có tấm bằng quốc tế dễ xin việc làm lương cao... Thế nhưng, khi chúng tôi đề cập chuyện chương trình được tổ chức nào công nhận, giá trị bằng cấp đến đâu..., phần đông người học đều không nắm rõ.


TS Trương Quang Được, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TPHCM, bức xúc: “Khi lên internet tìm kiếm các chương trình LKĐT với nước ngoài, nhiều phụ huynh và sinh viên thấy như rơi vào giữa mê hồn trận. Trường nào cũng giới thiệu thông tin tốt về mình, đào tạo hay, bằng cấp tốt. Có thể khi mở chương trình đào tạo, nhiều trường cũng không biết đối tác liên kết ở nước ngoài như thế nào nữa! Các quy định, tiêu chí về chất lượng đào tạo chương trình cũng đều bỏ ngỏ”.


Trong khi đó, TS Nguyễn Diệu Hùng nhìn nhận: “Sinh viên và phụ huynh muốn biết trường tốt cũng không có kênh thông tin nào chính thức công bố. Vì vậy, người học phải tự “bơi”. Thậm chí, tôi biết có những đơn vị chỉ LKĐT trực tuyến trên mạng, mỗi môn học chỉ có giảng viên nước ngoài qua VN dạy vài ngày rồi về. Thế nhưng, người học vẫn được bằng cấp quốc tế hẳn hoi!”.

Tiềm ẩn nhiều rủi ro

Theo TS Vũ Thị Phương Anh (ĐH Quốc gia TPHCM), kiểu LKĐT quốc tế như vậy được biết đến trên thế giới với tên gọi chung là giáo dục ĐH xuyên biên giới.

“Trong điều kiện hiện nay của VN, khi việc quản lý các hoạt động giáo dục ĐH xuyên biên giới vẫn chưa thực sự hiệu quả, nếu không muốn nói là gần như hoàn toàn bỏ ngỏ, người học vẫn luôn bị đe dọa bởi các rủi ro tiềm ẩn” – TS Phương Anh nhận xét.


TS Phương Anh cho rằng biện pháp quan trọng và hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền lợi người học là họ phải có được thông tin đầy đủ, minh bạch và chính xác.

 

 

                                                          Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Cô giáo Bùi Thị Thu Hằng

Nhập nhèm liên kết đào tạo

Các chương trình liên kết đào tạo quốc tế ngày càng nở rộ nhưng hiệu quả, chất lượng đến đâu thì người học, thậm chí các trường phía VN, vẫn không nắm rõ

Bộ GD-ĐT: Tăng cường quản lý, nâng chất lượng đào tạo

Trong thời gian vừa qua, Bộ GD-ĐT đã nhận được một số hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp (TCCN). Tuy nhiên, hiện nay Bộ đang khẩn trương hoàn thiện lại quy định về quy trình và điều kiện đăng ký mở ngành đào tạo TCCN theo hướng tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng đào tạo và phân công, phân cấp quản lý đào tạo TCCN cho địa phương và các Bộ, ngành chủ quản trường. Vì vậy, Bộ đề nghị các trường có đào tạo TCCN rà soát lại các điều kiện đảm bảo chất lượng về đội ngũ giáo viên, diện tích lớp học, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học đối với tất cả những ngành mà trường đang đào tạo, bổ sung ngay các điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng đào tạo.

Tiếp tục quyên góp sách giáo khoa cũ cho học sinh khó khăn

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa hôm nay có văn bản gửi các sở giáo dục và đào tạo yêu cầu tiếp tục triển khai cuộc vận động quyên góp, chuyển tặng và mua bán sách giáo khoa cũ để giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong cả nước.

Trường tiểu học Lê Văn Tám: Đón huân chương lao động hạng Ba

(HBĐT) - Ngày 19/5, trường tiểu học Lê Văn Tám (TPHB) đã tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba giai đoạn 2004 – 2009 do Nhà nước trao tặng

Đua nhau "né" thi tốt nghiệp tiếng Anh

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010 tới, Bộ GD-ĐT cho phép một số đối tượng học sinh (HS) được chọn thi môn vật lý thay môn ngoại ngữ. Vận dụng hướng dẫn này, nhiều nơi triển khai đến 50% HS thi môn thay thế. Đây là điều mà trước nay chưa từng diễn ra.

Tuyển sinh ĐH-CĐ 2010: Làm gì khi mất các giấy tờ liên quan?

Từ ngày 30.5 đến 5.6 các trường đại học sẽ gửi giấy báo dự thi cho thí sinh (TS). Ông Ngô Kim Khôi (ảnh) - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) - giải đáp những thắc mắc thường gặp của TS trong giai đoạn này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục