Trao đổi với VietNamNet sáng 19/5, quyền Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Trúc không ngạc nhiên vì đã biết thông tin thầy giáo Đỗ Việt Khoa định bỏ nghề.
Trường THPT Vân Tảo (HàNội). |
Ông Trúc nói "trước ngày 8/5, tôi có nhận được tin nhắn của thầy Khoa với nội dung "xin nghỉ việc". Nhận được thông tin như vậy, Thanh tra có mời thầy đến Bộ làm việc (chiều 7/5) để hỏi lý do".
Buổi làm việc hôm đó có cả lãnh đạo Bộ GD-ĐT, Chánh Văn phòng và thanh tra, ông Khoa được trình bày những lý do xin nghỉ việc.
Sau đó, Bộ GD-ĐT có khuyên thầy không nên nghỉ mà tiếp tục làm việc và cống hiến cho ngành. Thầy Khoa có nói "sẽ về suy nghĩ".
Ông Trúc cho hay, ông chưa biết việc thầy Khoa đưa đơn xin nghỉ việc. Vì đơn vị quản trực tiếp là Sở GD-ĐT Hà Nội chứ không phải Bộ GD-ĐT. Do đó, nếu có đơn, thầy sẽ gửi lên Sở GD-ĐT Hà Nội.
Báo Tiền Phong thông tin, trước khi gặp thầy Khoa, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cùng thanh tra Bộ làm việc với thanh tra Sở GD-ĐT Hà Nội về nội dung liên quan tới thầy Khoa. Tuy được Bộ GD-ĐT mời dự nhưng trong buổi tiếp ông Khoa chiều 7/5, không có lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội nào tham gia.
Trao đổi với báo này sau khi đã gặp thầy Khoa, bà Nguyễn Thị Nghĩa cho biết: “Thầy Khoa cho biết, trong mấy năm qua, thầy đã có những khiếu nại về sai phạm của Hiệu trưởng trường THPT Vân Tảo nhưng Sở GD-ĐT giải quyết chưa thỏa đáng. Lần này, thầy tiếp tục có đơn khiếu nại với nhiều nội dung. Bộ đã chỉ đạo Sở GD-ĐT phải xem xét và giải quyết dứt điểm những nội dung của khiếu nại này. Việc xem xét và giải quyết khiếu nại sẽ tiến hành sau kỳ thi tốt nghiệp THPT”.
Cũng trong sáng 18/5,
"Vì khi về nhà thấy anh căng thẳng quá, mà sự căng thẳng đó kéo dài không có được sự giải quyết triệt để từ phía các cơ quan chức năng" - chị Ngà nói.
"Suốt 4 năm qua, từ 2006 đến giờ, chưa lúc nào gia đình thấy bình yên. Đến giờ, anh quyết định nghỉ việc tôi cũng thấy thanh thản hơn".
"Tôi cũng có khuyên Đỗ Việt Khoa, đấu tranh là tốt, nhưng không nên quá để ý để gom những chuyện lặt vặt, nhỏ nhặt để tố cáo sẽ không đi đến đâu"
Theo Vietnamnet
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa hôm nay có văn bản gửi các sở giáo dục và đào tạo yêu cầu tiếp tục triển khai cuộc vận động quyên góp, chuyển tặng và mua bán sách giáo khoa cũ để giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong cả nước.
(HBĐT) - Ngày 19/5, trường tiểu học Lê Văn Tám (TPHB) đã tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba giai đoạn 2004 – 2009 do Nhà nước trao tặng
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010 tới, Bộ GD-ĐT cho phép một số đối tượng học sinh (HS) được chọn thi môn vật lý thay môn ngoại ngữ. Vận dụng hướng dẫn này, nhiều nơi triển khai đến 50% HS thi môn thay thế. Đây là điều mà trước nay chưa từng diễn ra.
Từ ngày 30.5 đến 5.6 các trường đại học sẽ gửi giấy báo dự thi cho thí sinh (TS). Ông Ngô Kim Khôi (ảnh) - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) - giải đáp những thắc mắc thường gặp của TS trong giai đoạn này.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010 cả nước có hơn 1,1 triệu học sinh tham dự. Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, trong mỗi đề thi có phần câu hỏi khá dễ, học sinh trung bình cũng trả lời được và phần câu hỏi khó hơn để phân loại học sinh.
Ở Trường ĐH FPT có ngày tiết thực, ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có phong trào “ly trà đá vì cộng đồng”… Những cái tên phong trào có hơi đặc biệt nhưng gặp nhau ở một thái độ sống đáng quý của người trẻ: sống vì cộng đồng.