Cô giáo Bùi Thị Thu Hằng

Cô giáo Bùi Thị Thu Hằng

(HBĐT) - “Yêu ngành, yêu nghề, không ngại khó, ngại khổ, hết lòng, hết sức vì học sinh thân yêu và vì các nhiệm vụ được giao”. Đó là nhận xét chung của các thầy, cô giáo trường THPT Lương Sơn, huyện Lương Sơn đối với cô giáo Bùi Thị Thu Hằng, tổ trưởng Tổ khoa học xã hội và nhân văn của nhà trường

 

Tốt nghiệp Đại học sư phạm Sử, Bùi Thị Thu Hằng luôn ấp ủ trong lòng một suy nghĩ: “Mang lại sự hiểu biết về lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới và lịch sử phát triển của loại người cho học sinh là điều hết sức quan trọng, bởi từ đó sẽ góp phần giáo dục niềm tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước, giúp các em ý thức được rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình đối với quê hương đất nước”. Từ nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp của mình, sau hơn 10 năm đứng trên bục giảng, Bùi Thị Thu Hằng đã không ngừng học hỏi đổi mới phương pháp dạy học, học hỏi đồng nghiệp, các thầy cô giáo giầu kinh nghiệm giảng dạy để thường xuyên trau dồi, bổ xung kiến thức, phương pháp, chuyên môn cho bản thân. Chị tâm sự: “Để phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi được đồng nghiệp tin tưởng, học sinh yêu mến thì bản thân phải luôn nêu cao ý thức tự học, tự sáng tạo. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ dạy, đổi mới cách soạn giảng, cách kiểm tra, đánh giá học sinh và thường xuyên tham gia các buổi chuyên đề, trao đổi thảo luận, rút kinh nghiệm kịp thời sau mỗi tiết dạy. Từ đó đánh giá kết quả thực tế so với yêu cầu cần đạt để bổ sung cho lần dạy sau. Tôi cũng luôn cố gắng sưu tầm tài liệu, những bài viết, câu chuyện lịch sử làm phong phú thêm nguồn kiến thức để các bài giảng có sức hấp dẫn hơn đối với học sinh.” Chính từ những nỗ lực nâng cao chất lượng từng giờ dạy mà cô giáo Bùi Thị Thu Hằng đã lôi cuốn được học sinh trở lại yêu thích bộ môn Lịch sử, một môn học mà đã từng có thời gian không ít học sinh thờ ơ, coi là khô và khó.

 

Không chỉ cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, Bùi Thị Thu Hằng còn là một giáo viên chủ nhiệm tận tâm, tận lực với học trò. Mặc dù tất bật với việc trường, việc nhà nhưng cô luôn giành khoảng thời gian nhất định sâu sát, tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh để kịp thời động viên, giúp đỡ những em có hoàn cảnh khó khăn cũng như gần gũi, uốn nắm đạo đức, lối sống với những học sinh cá biệt. Cô thường xuyên giữ mối liên hệ với phụ huynh, kịp thời thông tin những mặt tốt, điểm xấu của con em để cùng tìm phương pháp giúp đỡ, giáo dục. Nhờ đó tập thể lớp 12A7 do cô chủ nhiệm luôn đoàn kết, tích cực trong học tập và tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.

 

Có lửa, có lòng với nghề, Bùi Thị Thu Hằng đã trở thành giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh môn lịch sử và là một tấm gương đạo đức tự học, tự sáng tạo của trường THPT Lương Sơn.

 

                                                                                         Thu Hiền

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Trường tiểu học Lê Văn Tám: Đón huân chương lao động hạng Ba

(HBĐT) - Ngày 19/5, trường tiểu học Lê Văn Tám (TPHB) đã tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba giai đoạn 2004 – 2009 do Nhà nước trao tặng

Đua nhau "né" thi tốt nghiệp tiếng Anh

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010 tới, Bộ GD-ĐT cho phép một số đối tượng học sinh (HS) được chọn thi môn vật lý thay môn ngoại ngữ. Vận dụng hướng dẫn này, nhiều nơi triển khai đến 50% HS thi môn thay thế. Đây là điều mà trước nay chưa từng diễn ra.

Tuyển sinh ĐH-CĐ 2010: Làm gì khi mất các giấy tờ liên quan?

Từ ngày 30.5 đến 5.6 các trường đại học sẽ gửi giấy báo dự thi cho thí sinh (TS). Ông Ngô Kim Khôi (ảnh) - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) - giải đáp những thắc mắc thường gặp của TS trong giai đoạn này.

HS có lực học trung bình là có thể đỗ tốt nghiệp THPT

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010 cả nước có hơn 1,1 triệu học sinh tham dự. Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, trong mỗi đề thi có phần câu hỏi khá dễ, học sinh trung bình cũng trả lời được và phần câu hỏi khó hơn để phân loại học sinh.

Những phong trào "lạ tai" trong trường ĐH

Ở Trường ĐH FPT có ngày tiết thực, ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có phong trào “ly trà đá vì cộng đồng”… Những cái tên phong trào có hơi đặc biệt nhưng gặp nhau ở một thái độ sống đáng quý của người trẻ: sống vì cộng đồng.

Cử tri “truy” trách nhiệm bạo lực học đường

Từ các vấn đề lớn như tăng giá, lạm phát, bất cập lãi suất, “thả tay” cho thuê đất rừng đến nhiều hiện tượng xã hội như bạo lực học đường, đào bới vỉa hè tràn lan… đều được cử tri “cập nhật” gửi lên Quốc hội trước ngày khai mạc kỳ họp thứ 7.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục