Trong 3 năm trở lại đây, những mâu thuẫn nội bộ tại Trường ĐH Nông Lâm TPHCM đã khiến dư luận bức xúc và làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của nhà trường vốn được gầy dựng từ bao thế hệ
Ngày 11-6, Đại hội Đảng bộ Trường ĐH Nông Lâm TPHCM (nhiệm kỳ 2010-2015) đã bầu ông Huỳnh Thanh Hùng (hiệu phó) tiếp tục làm Bí thư Đảng ủy và ông Trịnh Trường Giang (hiệu trưởng) làm Phó Bí thư. Kết quả này sẽ được chuyển lên Đảng ủy khối các trường ĐH-CĐ phía Nam xem xét trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhiều cán bộ, giảng viên tại trường này thật sự bất an với bộ máy lãnh đạo nhà trường như hiện nay.
Ông Nguyễn Văn Ngãi (X) khẳng định với báo chí: “Tôi sẽ làm rõ các tiêu cực của bộ máy lãnh đạo”
Mâu thuẫn nội bộ, treo bằng sinh viên!
Đơn cử về sự việc của TS Nguyễn Văn Ngãi, Trưởng Khoa Kinh tế của trường này. Năm 2007, khi lên làm trưởng khoa, ông đã phát hiện nhiều việc làm sai trái của ông Bùi Công Luận (trưởng bộ môn kế toán tài chính) như đưa sinh viên về nhà riêng ôn thi môn của mình dạy, nhận tiền “bồi dưỡng” của sinh viên, không minh bạch về tài chính... Ông Ngãi đã báo cáo, viết đơn kiến nghị với lãnh đạo nhà trường, nhưng tiếc thay, mọi chuyện đều chìm trong im lặng.
Đỉnh điểm của sự việc bắt đầu khi sinh viên lớp TCK04 thi tốt nghiệp môn tài chính doanh nghiệp lần thứ nhất vào ngày 23-5-2009. Ông Ngãi đã chọn ngẫu nhiên đề thi vì biết ông Luận đã tổ chức ôn thi cho một nhóm sinh viên lớp này. Kết quả trên 95% sinh viên rớt vì không trúng đề của ông Luận. Đến ngày 24-10-2009, thi lần hai và trên 90% sinh viên đậu. Ngay sau đó, nhà trường công bố điểm và lập danh sách công nhận tốt nghiệp. Nhưng vì mâu thuẫn nội bộ không được lãnh đạo nhà trường xử lý rốt ráo nên đến nay sau hơn nửa năm tốt nghiệp, bằng của sinh viên vẫn bị treo!
Mới đây, ông Trịnh Trường Giang có ý chuyển hướng sang giải quyết êm dịu việc cấp bằng cho sinh viên. Thế nhưng, qua phát biểu với báo chí, chính ông Huỳnh Thanh Hùng cho rằng: “Khi nào chưa làm sáng tỏ vụ có tiêu cực trong đề thi, bài thi, có mua bán hay không... chúng tôi không thể cấp bằng cho sinh viên”.
Ngày 6-6, sau khi sinh viên đồng loạt kéo về trường để chất vấn nhà trường, ông Trịnh Trường Giang cho biết sẽ xét tốt nghiệp cho sinh viên trong tháng 6-2010. Mặt khác, ông Giang cũng nói nước đôi: “Nếu bài thi không đúng sẽ bị hủy, tổ chức thi lại và ai sai phạm vẫn xử”. Như vậy không hiểu làm sao nhà trường vừa quyết xét tốt nghiệp vừa tiến hành kiểm tra hủy bài?
Bất ổn kéo dài, nhiều người bỏ đi
Ông Nguyễn Cương, Trưởng Ban Kiểm tra Đảng ủy khối các trường ĐH-CĐ phía Nam, nhận định: “Chúng tôi sẽ cố gắng trao đổi với nhà trường không để thêm cán bộ giỏi bỏ đi. Như TS Nguyễn Văn Ngãi là cán bộ giỏi, tâm huyết nếu để ông Ngãi ra đi rất uổng cho nhà trường”.
Trong vài năm gần đây, tại Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, trên dưới 100 cán bộ, giảng viên đã nghỉ việc. Sự việc này chưa bao giờ xảy ra tại nhiều thời lãnh đạo của nhà trường trước đây. Nhiều cán bộ chủ chốt tại các khoa cũng đành chia tay nhà trường. “Tôi thật sự bất an về môi trường làm việc. Tôi ra ngoài để mọi việc được tốt hơn”- một cán bộ Khoa Nông học nói thẳng.
Điều đáng nói, có hàng loạt cán bộ, giảng viên sau khi đi học nước ngoài cũng đành bỏ, không quay về làm việc cho trường. Hôm ông Ngãi nhận quyết định đình chỉ công tác, nhiều cán bộ tại trường bất mãn và cho biết họ sẽ bỏ trường ra đi trong nay mai do không chịu nổi cách làm việc của lãnh đạo nhà trường.
Nếu như lãnh đạo nhà trường nhiều thời kỳ trước đây đã cố công gầy dựng đến cả trăm chương trình, hợp tác quốc tế thì đến nay nhà trường chỉ còn lại trên mười chương trình. Điều này khiến cán bộ, giảng viên không khỏi băn khoăn có phải thế và lực của nhà trường ngày càng yếu dần do năng lực lãnh đạo nhà trường yếu kém kéo dài mà không tìm ra hướng giải quyết?
Ra quyết định trái luật!
Sau khi lãnh đạo nhà trường ra quyết định đình chỉ công tác và niêm phong phòng làm việc của ông Nguyễn Văn Ngãi, ngày 12-6, ông Ngãi cho biết đã mời luật sư Lê Trọng Hùng (Đoàn Luật sư TPHCM) để kiện nhà trường vụ việc này. Luật sư Hùng cho rằng cả hai quyết định mà hiệu trưởng ký buộc ông Ngãi thi hành là thiếu căn cứ, trái với Luật Thanh tra, Luật Công chức. Nhà trường bất ngờ niêm phong phòng làm việc, tài liệu của ông Ngãi càng trái luật. |
Theo NLĐ
Ngày 11-6, Kỳ thi toán Ô-lim-pích tuổi thơ lần VI năm 2010 bế mạc. Kỳ thi do Tạp chí toán tuổi thơ - Nhà xuất bản Giáo dục phối hợp Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD-ÐT) tỉnh Long An tổ chức.
Để đạt điểm cao môn Toán là không khó, làm nhiều dạng bài tập, học cách trình bày cho khoa học, sáng sủa để không bị mất điểm “lãng phí”.
Chuẩn bị cho kỳ thi ĐH-CĐ, Bộ GD-ĐT vừa hướng dẫn các trường tổ chức thi và chấm bài thi trắc nghiệm. Theo đó, trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ tháng 7-2010 tới sẽ tổ chức thi trắc nghiệm hoàn toàn đối với các môn Ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật), vật lý, hóa học, sinh học; các môn khác thi theo hình thức tự luận.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, khá nhiều văn bản pháp luật liên quan đến đổi mới giáo dục đại học (ĐH) Việt Nam được ban hành. Trong số đó, Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục ĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 được xem là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triển toàn diện của giáo dục ĐH nước nhà.
Theo các chuyên gia giáo dục, khi quy mô đào tạo ĐH phát triển hơn, cung và cầu không chênh lệch quá nhiều thì mới giao quyền tuyển sinh cho các trường
Chuẩn bị cho kỳ thi ĐH-CĐ, để việc tổ chức thi bằng hình thức trắc nghiệm được thực hiện đồng bộ và đúng quy chế, Bộ GD-ĐT vừa hướng dẫn các trường việc tổ chức thi và chấm bài thi trắc nghiệm.