Giờ học của học sinh hệ 9, Trường Trung học KT-KT Hòa Bình
(HBĐT) - Hiếu học là truyền thống của dân tộc Việt Nam, xây dựng mô hình “gia đình hiếu học” góp phàn nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. Cuộc vận động "gia đình hiếu học" được lồng ghép với với xây dựng gia đình văn hoá mới ở khu dân cư.
Để cuộc vận động thực sự đi vào cuộc sống cần nâng cao nhận thức từ mỗi gia đình, hướng tới xây dựng gia đình văn hoá, cộng đồng giàu mạnh, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Trong mỗi gia đình, truyền thống hiếu học là một yếu tố rất quan trọng tác động trực tiếp đến hành vi, lối sống và nhân cách của từng thành viên. Gia đình hiếu học là gia đình văn hoá được xã hội tôn vinh, là hạt nhân của phong trào khuyến học của địa phương. Nhiều gia đình nông dân, cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng vẫn quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, tạo điều kiện cho con cháu học hành thành đạt.
Tháng nào cũng vậy, cứ “đến hẹn lại lên”, ông Thu, bà Mến ở Lạc Sơn lại tay sách nách mang nào quần áo, xoong nồi, củi, gạo cùng con dâu, con gái lên thành phố Hoà Bình trông cháu cho các con đi học lớp đại học tại chức tại trường Cao đẳng sư phạm Hoà Bình. Bà Mến chia sẻ: Cứ một tháng 10 ngày, ông đi bế cháu ngoại cho con gái đi học, còn bà thì đi theo con dâu bế cháu nội. Thương con, thương cháu, ông bà phải gắng sức vượt qua khó khăn cùng các con “đi học”. Bà bảo, công việc ruộng đồng ở nhà bề bộn, ngày mùa phải thuê người làm, nhà cửa đóng lại để theo các con cùng “đi học”. Kinh tế khó khăn, ông bà phải chắt chiu nhặt nhạnh từng bó rau, nuôi lợn, chăn gà… mong sao đảm bảo cuộc sống gia đình để các con yên tâm học hành thành đạt. Ông Thu bộc bạch: Đời bố mẹ xưa kia nghèo khổ không được ăn học đến nơi đến chốn vất vả quanh năm với ruộng vườn họa năm được mùa mới đủ ăn, còn mất mùa thì rau cháo qua ngày. Nay thấy các con ham học, ông cũng thấy vui, mặc dù trong hành trình cùng các con đi tìm cái chữ còn nhiều vất vả nhưng cái được lớn nhất là tương lai của con cháu, nó còn quý hơn cả vàng bạc. “Bố mẹ nghèo không có tài sản gì quý giá để lại cho con cái thì vợ chồng tôi để lại cái chữ, sự thành đạt cho con cháu”- Ông Thu cười mãn nguyện trong niềm vui hạnh phúc.
Nhiều năm liền đạt danh hiệu gia đình văn hoá cùng danh hiệu gia đình hiếu học, gia đình anh Hà ở phường Chăm Mát (TPHB) luôn được bà con trong khu dân cư nêu danh, anh chia sẻ kinh nghiệm: Muốn con cái học hành chăm ngoan, trước hết bố mẹ phải gương mẫu, biết yêu thương, chia sẻ, giữ gìn hạnh phúc gia đình luôn ấm êm, hoà thuận. Thương con nhưng không nuông chiều con mà luôn rèn con theo khuôn phép. Anh chị đặc biệt quan tâm tới việc học hành của các con, động viên khuyến khích, giám sát các con học hành chu đáo. Hai đứa con năm nào cũng đạt học sinh tiên tiến, xuất sắc. Ngoài thời gian học ở trường, anh chị còn tìm thầy, cô dạy giỏi cho con học thêm. Anh thường xuyên giáo dục các con phải biết yêu cái chữ bởi có học mới trở thành người có ích cho xã hội. Dù cuộc sống gia đình còn khó khăn nhưng anh luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho việc học hành của các con bởi nhìn sự trưởng thành của các con, anh chị đã hạnh phúc lắm rồi. Ngoài việc chăm lo cho con cái học hành thành đạt, gia đình anh luôn gương mẫu tham gia ủng hộ quỹ khuyến học ở khu dân cư, sẵn sàng giúp đỡ những em học sinh nghèo hiếu học và các quỹ phúc lợi xã hội khác.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, khá nhiều văn bản pháp luật liên quan đến đổi mới giáo dục đại học (ĐH) Việt Nam được ban hành. Trong số đó, Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục ĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 được xem là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triển toàn diện của giáo dục ĐH nước nhà.
Theo các chuyên gia giáo dục, khi quy mô đào tạo ĐH phát triển hơn, cung và cầu không chênh lệch quá nhiều thì mới giao quyền tuyển sinh cho các trường
Chuẩn bị cho kỳ thi ĐH-CĐ, để việc tổ chức thi bằng hình thức trắc nghiệm được thực hiện đồng bộ và đúng quy chế, Bộ GD-ĐT vừa hướng dẫn các trường việc tổ chức thi và chấm bài thi trắc nghiệm.
Chuẩn bị cho kỳ thi ĐH-CĐ, Bộ GD-ĐT vừa hướng dẫn các trường tổ chức thi và chấm bài thi trắc nghiệm. Theo đó, trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ tháng 7-2010 tới sẽ tổ chức thi trắc nghiệm hoàn toàn đối với các môn Ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật), vật lý, hóa học, sinh học; các môn khác thi theo hình thức tự luận.
(HBĐT) - Những năm qua, trường phổ thông DTNT huyện Kim Bôi luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu về chất lượng dạy và học của ngành GD&ĐT huyện. Để có được thành tích đó, một trong những giải pháp có tính quyết định là nhà trường đã coi trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng tự học của học sinh.
Theo các chuyên gia giáo dục, khi quy mô đào tạo ĐH phát triển hơn, cung và cầu không chênh lệch quá nhiều thì mới giao quyền tuyển sinh cho các trường