Ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM đã khẳng định như vậy. Ông Chương cho biết, trong những năm qua, toàn ngành giáo dục đã vận động đổi mới phương pháp giảng dạy, không nặng lý thuyết, tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức. Do đó, đề thi tuyển sinh lớp 10 yêu cầu thí sinh phải biết cách vận dụng kiến thức đã học, không học thuộc lòng.
Không “đánh đố”
Thí sinh dự thi trong hai ngày 21 và 22-6 với các môn văn, toán và ngoại ngữ. Thí sinh dự thi vào trường chuyên, lớp chuyên sẽ thi thêm môn chuyên vào chiều 22-6. Thời lượng dành cho các môn thi như sau: Ngữ văn: 120 phút, toán: 120 phút, tiếng Anh: 60 phút, môn chuyên: 150 phút. |
Ông Chương thông tin: Nội dung đề thi nằm trong phạm vi chương trình THCS do Bộ GD-ĐT ban hành và chủ yếu nằm ở chương trình lớp 9. Đề thi đảm bảo tính chính xác, khoa học và phù hợp với thời gian quy định cho từng môn thi.
Trước thông tin cho rằng đề thi tuyển sinh lớp 10 những năm gần đây ra quá sức với trình độ học sinh, ông Chương giải thích: “Do đây là kỳ thi tuyển sinh, chọn lọc những học sinh có khả năng tiếp tục theo học chương trình THPT, do đó đề thi đòi hỏi phải phân loại trình độ thí sinh, tức là phải có độ khó nhất định. Cụ thể, đề lớp thường 80% dễ, 20% khó; đề lớp chuyên 60% dễ, 40% khó”.
Ông Chương cho rằng, đề thi không đánh đố thí sinh, nhưng thí sinh phải thay đổi cách học, tư duy, vận dụng kiến thức một cách linh hoạt để làm bài mới đạt kết quả cao. Nếu thí sinh vẫn quen cách học đọc-chép, học thuộc lòng, khi gặp đề thi hơi lắt léo trong cách ra câu hỏi, sẽ không biết cách trả lời.
Chỉ tiêu lấy trên 85%
Ông Trần Mậu Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn đang tư vấn về đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào lớp 10 năm 2010 cho phụ huynh học sinh. Ảnh: Mai Hải |
Ông Hồ Phú Bạc, Trưởng phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT TPHCM thông tin: Năm nay, tổng cộng có 56.053 thí sinh dự thi lớp 10, gồm 48.083 thí sinh dự thi vào lớp 10 thường và 7.970 thí sinh vào lớp chuyên. Chỉ tiêu năm nay các trường công lập sẽ tuyển 47.368 học sinh (lớp 10 thường) và 720 học sinh vào lớp chuyên. Tỷ lệ tuyển vào công lập là 85,79%, chưa kể số học sinh xét tuyển tại 7 quận huyện không tổ chức thi (Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ, Hóc Môn, quận 2, quận 9 và Thủ Đức).
Điểm tuyển là tổng điểm ba bài thi với hệ số theo quy định (trong đó ngữ văn và toán hệ số 2, môn thứ ba hệ số 1) và tổng điểm cộng thêm, nếu có, theo quy chế tuyển sinh. Ở một trường, điểm nguyện vọng 2 cao hơn nguyện vọng 1 và điểm chuẩn nguyện vọng 3 cao hơn nguyện vọng 2 không quá 1 điểm.
Ông Bạc lưu ý: Học sinh thuộc địa phương thực hiện xét tuyển vẫn có thể xin thi tuyển vào các trường THPT khác, nhưng không còn quyền tham gia xét tuyển vào trường THPT tại địa phương. Học sinh tham gia thi tuyển được đăng ký ba nguyện vọng ưu tiên để xét tuyển vào trường THPT công lập (trừ các trường chuyên Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa và trường Năng khiếu thuộc Đại học Quốc gia TPHCM) không được thay đổi nguyện vọng sau khi trúng tuyển.
Theo SGGP
Nhiều chương trình liên kết công khai tuyển sinh và đào tạo, đến khi sinh viên (SV) gặp rắc rối mới vỡ lẽ đó là chương trình trái phép.
Bộ GD-ĐT dự báo sẽ có khoảng 90% thí sinh đậu tốt nghiệp. Tạm dẫn đầu cả nước về tỉ lệ đậu tốt nghiệp THPT 2010 đến thời điểm này là Bắc Ninh. Bà Nguyễn Thị Hương Trang, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Ninh, cho biết tỉ lệ đậu tốt nghiệp THPT năm nay là 99,28%, cao hơn so với năm trước (94,14%). Tỉ lệ này ở hệ bổ túc là 96,82%.
(HBĐT) - Hiệu trưởng trường Tiểu học Quý Hoà, Bùi Văn Sừn cho biết: Với đặc thù là địa bàn vùng sâu, xa của huyện Lạc Sơn, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Do vậy cũng đã có những tác động nhất định đến chất lượng giáo dục của địa phương nói chung và chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng. Với sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương, ủng hộ của các bậc phụ huynh và đặc biệt là sự đoàn kết, không ngừng nỗ lực, phấn đấu trong thời gian qua, các mặt chất lượng công tác giáo dục của nhà trường đã từng bước được nâng lên.
Nhiều trang web luyện thi vào thời điểm này có lượng truy cập tăng cao
Tuần lễ từ ngày 15-6 trở đi, được xem là giờ “G” của tuyển sinh đầu cấp, vì các trường bắt đầu tiến hành thu nhận hồ sơ. Thời điểm này, không chỉ phụ huynh tất bật “chạy” lo việc học cho con trẻ mà về phía nhà trường cũng lên phương án để hoàn thành công tác tiếp nhận học sinh theo đúng quy định. Do đó, một trong hai bên nếu không có thông cảm và chia sẻ sẽ rất khó tìm được tiếng nói chung.
Nhằm hỗ trợ các thí sinh trong kỳ thi ĐH và Cao Đẳng sắp tới, Công ty TNHH Tài Liệu Trực tuyến Vi Na đã khởi động chương trình Đồng hành cùng mùa thi thông qua trang web cộng đồng chia sẻ tài liệu trực tuyến TaiLieu.VN.