Thống nhất cao về chủ trương ưu tiên các trường đại học hoạt động theo nguyên tắc “không vì lợi nhuận”; kiên quyết giải thể các trường không đảm bảo điều kiện…, đại biểu quốc hội đã bấm nút thông qua Nghị quyết về việc thành lập trường, đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH.
Dự thảo Nghị quyết về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đối với giáo dục đại học (ĐH) đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) tổ chức xin ý kiến đại biểu QH. Đến 16h ngày 17/6 đã có 218 đại biểu gửi ý kiến, tất cả đều tán thành dự thảo Nghị quyết, trong đó có 53 đại biểu có ý kiến góp ý trực tiếp vào văn bản.
Đội ngũ cán bộ, giảng viên còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu; suất đầu tư cho sinh viên còn thấp; chất lượng đầu vào chưa cao; nội dung, phương pháp đào tạo và công tác quản lý giáo dục ĐH chậm được đổi mới; chưa có sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo và đơn vị sử dụng lao động, công tác nghiên cứu khoa học chưa được coi trọng và chưa gắn kết chặt chế với hoạt động đào tạo; hoạt động kiểm định chất lượng mới bắt đầu và còn mang tính chất thử nghiệm.
Nghị quyết nêu yêu cầu Chính phủ tiếp tục tổng kết công tác hợp tác quốc tế về giáo dục ĐH giai đoạn 2000 - 2010; báo cáo Quốc hội về lộ trình đầu tư, hoạt động và tác động vào nền giáo dục ĐH Việt Nam của các trường “ĐH xuất sắc” được hình thành trên cơ sở hợp tác giữa Việt Nam và chính phủ một số nước.
Bàn về các giải pháp “gỡ khó”, nghị quyết khẳng định chính sách ưu tiên thành lập các cơ sở giáo dục ĐH tư thục có vốn đầu tư lớn và bảo đảm đầy đủ các tiêu chí và điều kiện theo quy định. Chỉ thành lập thêm các cơ sở giáo dục ĐH công lập của địa phương khi ngân sách địa phương đủ đầu tư cho nhà trường để bảo đảm chất lượng đào tạo.
Nguyên tắc “không vì lợi nhuận” trong giáo dục ĐH (khoản 3 Điều 2) nhận một số ý kiến lo ngại sẽ không khuyến khích các nhà đầu tư tham gia. UB Thường vụ xác nhận, thực tế đa số các cơ sở giáo dục ĐH tư thục lựa chọn mô hình hoạt động có tính đến “lợi nhuận hợp lý”. Nhưng cũng có một số cơ sở giáo dục ĐH tư thục lựa chọn mô hình hoạt động “không vì lợi nhuận”.
Nội dung về chế tài đối với các trường chưa xây dựng được cơ sở riêng nhưng vẫn được tổ chức đào tạo mà không bị xử lý ngay (khoản 4 Điều 2) cũng còn gây nhiều băn khoăn.
UB Thường vụ “giải trình”, trước năm 2009, các quy định của pháp luật về quy trình thành lập trường chưa chặt chẽ, chưa tách quy định thành lập trường thành hai bước: thành lập trường và cho phép hoạt động giáo dục. Vì vậy, một số cơ sở giáo dục ĐH đã được thành lập mặc dù chưa có cơ sở riêng nhưng vẫn được phép hoạt động.
UB Thường vụ cho rằng để khắc phục thực trạng này, cần có lộ trình, thời hạn hợp lý để các trường có điều kiện xây dựng cơ sở của mình nên vẫn đề nghị giữ nguyên nội dung quy định trong dự thảo.
Nguyên tắc được các đại biểu tán thành cao là không tăng chỉ tiêu tuyển sinh đối với các trường nếu điều kiện bảo đảm chất lượng của trường không tốt hơn năm trước. Giảm chỉ tiêu tuyển sinh đối với những trường đã được thành lập trước năm 2010 mà chưa xây dựng được cơ sở riêng tại địa điểm theo hồ sơ đăng ký thành lập và sau 3 năm (kể từ năm 2010) nếu các trường này vẫn không xây dựng được cơ sở tại địa điểm đăng ký thì đình chỉ hoạt động đào tạo và xem xét giải thể nhà trường.
Nghị quyết đã nhận được 429 phiếu thuận (tương đương 87,02%), chỉ 1,22% phiếu chống, là nội dung cuối cùng được thông qua trong kỳ họp này.
Theo Dantri
Nắng nóng cộng thêm mất điện, lại sống trong những khu nhà trọ lợp mái tôn pro xi măng. Tất thảy biến nơi ở của không ít sinh viên thành “ lò hấp” chính hiệu. Sinh viên đang tìm đủ mọi cách tránh “lò hấp” này.
Ngày 17/6 tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô - Hà Nội, Học viện Phật giáo Việt Nam đã tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp cử nhân ngành Phật học cho trên 300 tăng, ni sinh khóa V(2006-2010) và khai giảng khóa học thứ VI (2010-2014).
(HBĐT) - Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức,3 năm qua, tỉnh ta đã dành nguồn kinh phí trên 10,5 tỷ đồng để mở 358 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho 14.973 lượt cán bộ, công chức, viên chức.
(HBĐT) - “Bồi dưỡng giáo viên giỏi, học sinh giỏi luôn được trường PTDTNT huyện Tân Lạc xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong mỗi năm học. Có nhiều giáo viên giỏi, học sinh giỏi mới tạo được niềm tin với học sinh và các bậc phụ huynh, nhất là đối với một ngôi trường DTNT có 100% học sinh phải sống xa gia đình, việc dạy dỗ phần lớn nhờ vào vai trò, trách nhiệm của các thầy, cô giáo”. Thầy giáo hiệu trưởng Bùi Văn Hiệp chia sẻ.
Nhiều chương trình liên kết công khai tuyển sinh và đào tạo, đến khi sinh viên (SV) gặp rắc rối mới vỡ lẽ đó là chương trình trái phép.
Bộ GD-ĐT dự báo sẽ có khoảng 90% thí sinh đậu tốt nghiệp. Tạm dẫn đầu cả nước về tỉ lệ đậu tốt nghiệp THPT 2010 đến thời điểm này là Bắc Ninh. Bà Nguyễn Thị Hương Trang, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Ninh, cho biết tỉ lệ đậu tốt nghiệp THPT năm nay là 99,28%, cao hơn so với năm trước (94,14%). Tỉ lệ này ở hệ bổ túc là 96,82%.