Ngày 16/7, Bộ GD-ĐT ban hành thông tư quy định nội dung, trình tự, thủ tục chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/9/2010.
Theo đó, sau khi chuyển đổi, trường đại học tư thục có trách nhiệm tiếp tục thực hiện các cam kết pháp lý trước đây của trường đại học dân lập với các tổ chức, đơn vị, cá nhân về các khoản nợ, tài chính, tài sản, hợp đồng lao động, quyền và nghĩa vụ đối với người học và xây dựng phát triển trường như đã cam kết tại đề án thành lập trường.
Từ thời điểm chuyển đổi, trường đại học tư thục duy trì mức đóng học phí của người học như trường đại học dân lập đã quy định cho đến kết thúc học kỳ hoặc kết thúc năm học. Trong học kỳ hoặc năm học tiếp theo, nhà trường quy định mức đóng học phí theo quy định của pháp luật và thông báo công khai trước cho người học biết.
Bên cạnh đó, trường ĐH dân lập có trách nhiệm thông báo kế hoạch chuyển đổi cho người học, cán bộ và giảng viên của nhà trường biết để đảm bảo sự hoạt động bình thường của nhà trường trong và sau khi quá trình chuyển đổi kết thúc. Việc chuyển đổi không được gây gián đoạn cho quá trình học tập của người học.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ GD-ĐT xem xét đề án chuyển đổi, trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chuyển đổi loại hình trường.
Việc giám sát việc chuyển đổi sẽ do Bộ GD-ĐT phối hợp với các địa phương nơi trường đại học dân lập đặt trụ sở và các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện.
Trong quá trình chuyển đổi, nếu có vướng mắc, nhà trường kịp thời báo cáo Bộ GD-ĐT để được hướng dẫn xử lý.
Theo Dantri
Phong trào thi đua khuyến học không chỉ mở rộng nhanh chóng ra khắp các địa bàn cả nước, mà nó còn thể hiện được rất nhiều sáng kiến của hội viên và nhân dân, nhờ đó, thi đua khuyến học thật sự là phong trào trăm hoa đua nở, sôi nổi và sinh động.
Vì sao một học sinh trường chuyên như Trịnh Công Sỹ phải tìm đến cái chết (Tuổi Trẻ 15-7)? Áp lực ở trường chuyên lớn đến mức nào? Chúng tôi đã gặp các học sinh lớp 12 chuyên toán Trường THPT chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi) để tìm hiểu rõ hơn việc sinh sống và học tập của họ.
Với đột biến trong khâu ra đề thi ĐH, Bộ GD muốn đạt mục tiêu phân loại thí sinh rõ nét hơn. Phổ điểm 5-6 dành cho những thí sinh có học lực trung bình khá trở lên, vùng phổ điểm 8-10 là cuộc đua tranh của những học sinh khá giỏi.
Tìm cho con một ngôi trường tốt luôn là niềm mong mỏi của các bậc cha mẹ. Tại những thành phố lớn, mong muốn này được hiện thực hóa bằng những ngôi trường quốc tế, chất lượng vượt trội. Còn những phụ huynh ở ngoại ô, nông thôn, thì sao?
Sáng nay, gần 305.000 thí sinh trên cả nước đang thi môn đầu tiên của kỳ thi tuyển sinh vào cao đẳng năm 2010: Môn Văn với các sĩ tử thi khối C và D, môn Vật lý với các thí sinh thi khối A và môn Sinh học của khối B.
Ngày 14-7, gần 490.000 lượt thí sinh đã làm thủ tục dự thi vào các trường CĐ. Số hồ sơ khối A chiếm 61%, khối D 14%, khối B 13%, khối C 8,4%, các khối khác 3,4%