Mặc dù tiêu chuẩn tiếng Anh luôn được đặt lên hàng đầu, song trên thực tế trình độ tiếng Anh của ôsin người Trung Quốc rất tệ và chỉ khoảng 15% có trình độ đại học.

 

Cùng với yêu cầu có trình độ tiếng Anh cơ bản, tiêu chuẩn đối với "ôsin cao cấp" mà mạng beijingbaomu.com - trang web chuyên cung cấp người giúp việc ở Bắc Kinh, còn giới thiệu các tiêu chuẩn biết nấu các món ăn phương Tây, thông thạo phong cách Tây, biết quản lý chi tiêu của gia đình, biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh và dạy bảo trẻ em.

Còn tờ Bưu điện Thượng Hải buổi sáng còn đặt ra tiêu chuẩn osin cao cấp phải thông thạo tiếng Anh, có chứng chỉ về trình độ văn hóa và biết làm các công việc nội trợ.

Mô tả ảnh.

Một khóa đào tạo người giúp việc cao cấp. Ảnh: China Daily

Mặc dù đã có tới 400.000 ôsin giúp đỡ công việc hàng ngày cho các gia đình ở Bắc Kinh (Trung Quốc) nhưng thành phố có số người giàu ngày càng tăng này vẫn có nhu cầu rất lớn về osin cao cấp.

Sách xanh của Viện Khoa học xã hội Bắc Kinh cho biết tổng thu nhập bình quân của một gia đình khá giả tại thành phố năm nay ước tính đạt 2,3 triệu tệ (340.000USD). Tất nhiên, số gia đình có tiền của ngày càng nhiều thì nhu cầu về ôsin cao cấp ngày càng lớn.

Mức lương trung bình cho ôsin cao cấp là 3.000 tệ (khoảng 440USD) mỗi tháng.

Để đáp ứng nhu cầu ôsin cao cấp, từ tháng 10/2009, chính quyền thành phố mở các lò đào tạo với số vốn đầu tư trên 20 triệu tệ (2,9 triệu USD).
Năm ngoái, khoảng 12.000 ôsin cao cấp đã tốt nghiệp. Ước tính năm nay con số này sẽ là 60.000 người.

Các học viên sẽ được đào tạo nấu ăn, chăm sóc trẻ, giặt giũ và cắm hoa, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của gia chủ có tiền. Tuy nhiên, các khóa học lại chưa trang bị được những kiến thức cơ bản cho các ôsin khi làm việc cho người nước ngoài.

Ngân Kiến Phong, Tổng giám đốc một công ty giàu có ở Bắc Kinh cho biết, ông đã thử việc trên 10 ôsin cho con trai mình nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Để tìm được một ôsin cao cấp đúng nghĩa là chuyện không dễ dàng đối với các gia đình giàu có ở Bắc Kinh.

 

                                                       Theo Vietnamnet

Các tin khác

Không có hình ảnh
Hàng triệu học sinh giỏi, nghèo vượt khó trong cả nước đều được Hội Khuyến học khen thưởng.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Cân bằng chất lượng giáo dục giữa đô thị và nông thôn

Tìm cho con một ngôi trường tốt luôn là niềm mong mỏi của các bậc cha mẹ. Tại những thành phố lớn, mong muốn này được hiện thực hóa bằng những ngôi trường quốc tế, chất lượng vượt trội. Còn những phụ huynh ở ngoại ô, nông thôn, thì sao?

Gần 305.000 sĩ tử bắt đầu cuộc đua vào cao đẳng

Sáng nay, gần 305.000 thí sinh trên cả nước đang thi môn đầu tiên của kỳ thi tuyển sinh vào cao đẳng năm 2010: Môn Văn với các sĩ tử thi khối C và D, môn Vật lý với các thí sinh thi khối A và môn Sinh học của khối B.

Tuyển sinh vào các trường CĐ 2010: Tỉ lệ chọi sẽ cao

Ngày 14-7, gần 490.000 lượt thí sinh đã làm thủ tục dự thi vào các trường CĐ. Số hồ sơ khối A chiếm 61%, khối D 14%, khối B 13%, khối C 8,4%, các khối khác 3,4%

Thí sinh “thật”, nguyện vọng “ảo”

Vừa kết thúc kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2010, dư luận cho rằng với 23% (trong tổng số gần 1,9 triệu hồ sơ) bỏ thi ĐH đã đem lại cho ngành giáo dục hơn 18 tỷ đồng. Trong khi đó, dù lệ phí hồ sơ, phí dự thi tăng lên 80.000 đồng/thí sinh, tỷ lệ thí sinh dự thi tăng nhưng các trường tổ chức thi vẫn tiếp tục bù lỗ. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ là chuyện… lỗ.

Ngành truyền thống mất ngôi

Từng là những ngành thế mạnh và làm nên “tên tuổi” của các trường, nhưng đến nay, nhiều ngành đã tỏ ra thất thế. Không những thế, có những ngành còn trở thành “gánh nặng” cho các trường.

Tám SV Việt Nam nhận học bổng Singapore

Năm nay, tám sinh viên Việt Nam, trong đó có bốn sinh viên ở Hà Nội và bốn sinh viên ở TP Hồ Chí Minh được trao học bổng Singapore, nâng tổng số sinh viên Việt Nam được nhận học bổng này lên 163 người

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục