Theo thống kê của Vụ giáo dục ĐH thì với mức điểm sàn khối A, D: 13 và khối B, C:14 có khoảng 62% thí sinh, tương ứng với hơn 650.000 thí sinh, đã phải rời cuộc đua xét tuyển vào các trường ĐH.

Gần 400.000 thí sinh đủ điều kiện xét tuyển ĐH

So với năm 2009, mức điểm sàn năm nay giữ nguyên không thay đổi. Theo đánh giá của một số thành viên hội đồng điểm sàn, mặc dù đề thi năm nay tương đối khó và có sự phân loại thí sinh khá tốt nhưng nhìn chung phổ điểm toàn quốc tương đối ổn định so với năm 2009.

Theo thống kê của Vụ Giáo dục ĐH, trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2010, ở khối A cả nước có 209.683 thí sinh đạt điểm từ mức sàn 13 điểm trở lên, trong khi tổng chỉ tiêu xét tuyển khối A của các trường ĐH là 150.532 chỉ tiêu. Khối B có 84.846 thí sinh đạt từ 14 điểm trở lên, so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh của khối này là 58.764. Khối C có 34.619 thí sinh đạt kết quả thi bằng điểm sàn trở lên, so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh của khối này là 23.987.

Con số thí sinh đạt kết quả thi từ điểm sàn ở khối D là 66.966, trong khi tổng chỉ tiêu xét tuyển là 54.493. Như vậy tổng cộng có khoảng gần 400.000 thí sinh đã tham dự kỳ thi tuyển sinh 2010 đủ điều kiện tham gia xét tuyển vào các trường ĐH. Nếu chưa trúng tuyển NV1, các thí sinh này sẽ được tiếp tục tham dự xét tuyển NV2, NV3.

Số còn lại, khoảng 650.000 thí sinh sẽ không được tham dự xét tuyển vào các trường ĐH. Trong số đó, những thí sinh nào đạt kết quả thi bằng mức điểm sàn CĐ trở lên được tham dự xét tuyển NV2, NV3 vào các trường CĐ, hệ CĐ trong các trường ĐH còn chỉ tiêu, cùng khối thi.

Với con số thống kê này cho thấy, sự căng thẳng trong xét tuyển NV2 hay NV3 tập trung lớn nhất ở khối A, kế tiếp là khối B và khối D. Khối cạnh tranh được đánh giá là nhẹ nhàng nhất đó chính là khối C.

Theo một thành viên hội đồng điểm sàn thì mức điểm sàn và hệ số luân chuyển của các khối như thế là tương đối hợp lý. Đây cũng là mức điểm để xã hội chấp nhận được chất lượng đầu vào. Nhiều trường sẽ không khó khăn gì trong vấn đề tuyển đủ chỉ tiêu, tuy nhiên đối với khối các trường top dưới, đặc biệt là các trường ngoài công lập thì sẽ gặp đôi chút khó khăn.

Ông Ngô Kim Khôi, phó Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH khẳng định: “Khi xác định mức điểm như trên thì Hội đồng điểm sàn đã tính toán đến các yếu tố cơ cấu vùng miền, chỉ tiêu…Chắc chắn nguồn tuyển sẽ đáp ứng đủ chỉ tiêu của các trường”.

Nhiều cơ hội cho NV2, NV3

Theo bà Trần Thị Hà, Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH thì Bộ GD-ĐT đưa ra mức điểm sàn để các trường xây dựng điểm chuẩn theo nguyên tắc: Điểm chuẩn không được thấp hơn điểm sàn. Trong những trường hợp đặc biệt thì các trường phải có văn bản gửi Bộ để xem xét.

Bà Hà cũng cho hay, việc dành bao nhiêu chỉ tiêu xét tuyển NV2 là quyền của các trường, Bộ GD-ĐT không khống chế hay yêu cầu các trường phải dành chỉ tiêu NV2 hay NV3 cụ thể. Tuy nhiên các trường khi xác định điểm trúng tuyển cần phải chọn phương án làm sao để đảm bảo chất lượng đầu vào.

Theo dữ liệu tuyển sinh mà Dân trí có được thì với mức điểm sàn đưa ra thì chắc chắn phần lớn các trường ngoài công lập sẽ dành chỉ tiêu xét tuyển NV2. Đối với các trường công lập thì năm nay do mức độ đề thi tương đối khó, nhìn chung vùng phổ điểm 7-9 của các trường giảm mạnh nên sẽ không ít trường top trên dành chỉ tiêu xét tuyển NV2.

Theo đánh giá của một chuyên gia tuyển sinh thì điều này là tất yếu, bởi các trường lâu nay có điểm chuẩn cao thì không thể hạ mức điểm trúng tuyển năm nay quá thấp mà sẽ lấy ở một mức nào để đảm bảo chất lượng. Số chỉ tiêu còn thiếu sẽ dành để xét tuyển NV2.

“Với việc chỉ tiêu của một số trường tốp trên tăng nhưng kết quả tuyển sinh lại không được như mong muốn. Bên cạnh đó lại có sự khống chế điểm sàn của Bộ GD-ĐT, thậm chí lại còn bị khống chế điểm sàn của trường (thường cao hơn điểm sàn của Bộ) nên số chỉ tiêu xét tuyển NV2, NV3 sẽ nhiều hơn năm 2009. Đặc biệt là số chỉ tiêu NV2 của khối các trường công lập” - đại diện một số trường ĐH tham gia hội đồng điểm sàn đánh giá.

                                                                                         Theo Dantri

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục