Nhiều trường học ở Tân Lạc đã chú trọng đưa thiết bị giảng dạy vào giờ học để nâng cao hiệu quả dạy và học
(HBĐT) - Xác định tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục là nhằm tạo dựng một xã hội học tập, trong nhiều năm qua, ngành GD&ĐT huyện Tân Lạc đã quan tâm thực hiện phong trào XHH giáo dục, qua đó đã nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về công tác giáo dục, về duy trì và phát triển số lượng, chất lượng giáo dục cũng như xây dựng cơ sở vật chất cho các ngành học, cấp học để thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho địa phương, góp phần thực hiện các mục tiêu KT – XH của huyện.
Nhằm đưa phong trào XHH giáo dục phát triển có chiều sâu và huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, phòng GD&ĐT huyện Tân Lạc đã tham mưu cho huyện ủy, UBND huyện xây dựng Đề án phát triển GD-ĐT của huyện và Đề án về công tác XHH giáo dục giai đoạn 2006 – 2010 Huyện ủy cũng ban hành Nghị quyết chuyên đề chỉ đạo về công tác XHH giáo dục trên địa bàn toàn huyện. Theo đó, cấp ủy, chính quyền và ngành giáo dục đã đẩy mạnh tuyên truyền về công tác XHH giáo dục đến các ngành, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân và chỉ đạo tổ chức đại hội giáo dục các cấp nhằm đánh giá hiệu qủa công tác giáo dục ở địa phương, nêu lên những tồn tại, hạn chế tìm hướng khắc phục, bầu ra Hội đồng giáo dục có trách nhiệm trước Đảng, chính quyền, nhân dân về phát triển sự nghiệp giáo dục và tuyên truyền toàn dân chăm lo sự nghiệp giáo dục.
Ông Trần Văn An, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tân Lạc chia sẻ: Làm tốt công tác XHH giáo dục sẽ có tác dụng trực tiếp đến việc tổ chức giảng dạy trong các nhà trường, mở rộng môi trường giáo dục, huy động thêm lực lượng tham gia công tác giáo dục và sẽ là nguồn hỗ trợ, bổ xung, trang bị tại chỗ cho các nhà trường các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Chính vì vậy, các trường học đã nghiêm túc thực hiện việc giảng dạy theo đúng quy chế của Bộ GD&ĐT. Tích cực phụ đạo, bồi dưỡng học sinh yếu kém, quyên góp, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cử giáo viên ở từng cụm dân cư tham gia sinh hoạt nắm tình hình giáo dục trên địa bàn và phân công giáo viên làm tốt công tác điều tra, vận động con em trong độ tuổi phổ cập ra lớp và duy trì sĩ số hàng năm. Ngành Giáo dục cùng các nhà trường đã chủ động phối hợp với các lực lượng xã hội, các ban, ngành chức năng trong huyện xây dựng môi trường giáo dục giữa gia đình – nhà trường – xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục toàn diện, góp phần xây dựng nhân cách và nâng cao chất lượng văn hóa cho học sinh. Các nhà trường cũng đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể, công an ở cơ sở xây dựng được những quy ước riêng trong công tác quản lý, giáo dục học sinh ở gia đình và thành lập tổ giáo dục theo từng thôn bản, tăng cường giáo dục ở cộng đồng, mỗi gia đình trong việc thực hiện Luật giáo dục, quyền trẻ em.
Bên cạnh đó, để huy động toàn xã hội đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương, các cấp ủy, chính quyền và ngành GD-ĐT huyện Tân Lạc đã tăng cường tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng các loại quỹ khen thưởng, khuyến học, bồi dưỡng tài năng trẻ, quỹ giúp đỡ trẻ em nghèo vượt khó. 5 năm qua, Hội khuyến học các xã, thị trấn trong huyện đã huy động nội lực nhân dân quyên góp cho giáo dục trên 1.190 triệu đồng tu sửa cơ sở vật chất trường lớp học. Nhiều nơi đã giành quỹ đất và có những hộ gia đình tự nguyện hiến đất để xây trường và làm nhà công vụ cho giáo viên. Đồng thời cả 48/48 trường tiểu học, THCS, PTCS trong toàn huyện đều có những hình thức quyên góp như tặng quần áo, sách vở, đồ dùng học tập giúp đỡ học sinh nghèo với trị giá trên 100 triệu đồng.
Những kết quả đạt được từ công tác xã hội hóa giáo dục đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường. Năm học 2009 – 2010, huyện Tân Lạc đã hạn chế tối đa tình trạng học sinh bỏ học và toàn huyện đã xây dựng được 10 trường học đạt chuẩn quốc gia.
Bình Giang
Ngày 9-8, nhiều trường ĐH đã công bố điểm trúng tuyển chính thức và chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng 2. Các trường tốp trên tại Hà Nội sẽ tuyển nhiều chỉ tiêu nguyện vọng 2
Ông Lê Tuấn Hoa, Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam cho biết nếu Ngô Bảo Châu có đoạt giải thưởng Fields thì cũng còn rất lâu nữa, vị trí Toán của Việt Nam trên bản đồ quốc tế mới được nâng lên. Ông đã có những nhận xét dưới đây về Ngô Bảo Châu và Toán học Việt Nam.
Trong suốt thời SV, tôi đã từng làm gia sư cho nhiều học sinh ở thành phố. Từ đó, tôi thấy các em có một nhược điểm chung là không học bằng sự đam mê, còn những học sinh nghèo chúng tôi thì ngược lại
Ngày 9-8, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị toàn quốc "Mạng nghiên cứu và Ðào tạo Việt Nam (VinaREN) lần thứ năm". Hội nghị lần này tập trung thảo luận về việc tăng cường khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững mạng VinaREN tại các đơn vị thành viên; hoạt động của VinaREN trong khuôn khổ hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm mục đích thúc đẩy nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ mạng và phát triển các mạng băng rộng hiệu năng cao (APAN) cùng với kết quả triển khai thực hiện dự án mạng thông tin Á - Âu giai đoạn 3 tại Việt Nam (TEIN3).
Ngày 9-8, LĐLĐ TPHCM, Quỹ Trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm TPHCM (CEP) đã trao học bổng cho 527 học sinh nghèo học giỏi. Đây là con em gia đình những CNVC-LĐ nghèo, mồ côi cha, mẹ, bị bệnh hiểm nghèo, khuyết tật.
(HBĐT) - Tốt nghiệp trường Đại học Y Thái Nguyên năm 2002, thầy giáo trẻ Nguyễn Anh Hùng (sinh năm 1979) trở về quê hương và nhận công tác giảng dạy tại trường Trung cấp Y Hòa Bình. Tuy mới có 8 năm tham gia công tác, nhưng đó là thời gian anh làm việc, nỗ lực, sáng tạo không mệt mỏi cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp đào tạo đội ngũ cán bộ ngành Y.