Trong suốt thời SV, tôi đã từng làm gia sư cho nhiều học sinh ở thành phố. Từ đó, tôi thấy các em có một nhược điểm chung là không học bằng sự đam mê, còn những học sinh nghèo chúng tôi thì ngược lại

 

Nhiều em học sinh ở thành phố có gia đình khá giả nên tham gia học thêm nhiều, hoặc có thể thuê gia sư. Như thế, các em thường phụ thuộc vào những kiến thức mà thầy cô cung cấp, không tự xây dựng cho mình mục tiêu, kế hoạch học tập và có cái nhìn dài hạn về cả quá trình.

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn

Trong suốt những năm tôi học cấp 3, tôi tự xây dựng cho mình kế hoạch học tập chủ động. Ở trên lớp, tôi học theo phân phối chương trình của SGK và thầy cô giảng dạy, nhưng ở nhà tôi đã chủ động xem trước toàn bộ phần kiến thức của cả 3 môn học chính (3 môn Toán -Lý -Hóa theo chuyên ban A); sau đó tôi lên kế hoạch tự học trước ở nhà. Các bạn tôi cũng như thế. Thông thường trong năm lớp 10 phải nắm hết kiến thức cơ bản của lớp 10 +11, nửa học kỳ 1 của lớp 11 phải xong toàn bộ kiến thức cơ bản của lớp 12. Từ học kỳ 2 lớp 11 chúng tôi đầu tư cho các kỳ thi học sinh giỏi và đã tự luyện các đề thi đại học rồi. Chúng tôi coi trọng "kiến thức nền tảng cơ bản"! Có nghĩa là, học tới đâu phải hiểu và nắm chắc tới đó. Không để mình bị "hiểu không kỹ" phần kiến thức cơ bản nào! Khi gặp khó khăn tôi hỏi các bạn trong nhóm và bạn nào giỏi nhất về môn nào sẽ phụ trách hỗ trợ kiến thức cho mọi người. Cả lớp tôi đều thi nhau học như thế. Cả lớp bên cạnh cũng học như thế. Và cả trường THPT Triệu Sơn 1 của tôi, tất cả thầy cô đều định hướng cho chúng tôi như thế; các anh chị đi trước cũng trao lại kinh nghiệm cho chúng tôi như thế.

Chúng tôi học bằng niềm tin, bằng sự thi đua, và giúp đỡ lẫn nhau, đôi khi bằng lời thách đố của bạn nữa. Đã có lần, trong chuyên đề toán logarit, tôi thực sự không nhạy bén bằng các bạn mình nên thảo luận nhóm không tốt, về nhà quyết tâm trong 3 ngày làm hết 400 bài tập để theo kịp bạn bè! Thậm chí, có bạn trong lớp còn viết hẳn 1 câu lên trước bàn học để tránh mọi sự phân tán (đi chơi, hay chuyện tình cảm học trò ảnh hưởng tới học tập,..)  : “Điều kiện thứ 1:  Đậu đại học. Điều kiện thứ 2: Đậu đại học. Điều kiện thứ 3: Phải thỏa mãn trước hai điều kiện trên”! Không ai ép cả, nhưng bản thân chúng tôi tự biết phải kìm chế bản thân và cố gắng liên tục.        

Không phải chúng tôi không học nhiều sách giống như học sinh TP đâu nhé! Mà là học được rất nhiều. Sách thường được sử dụng chung, thường là mua sách cũ chỉ có giá bằng 1 nửa và các anh chị khóa trước để lại cho nữa. Nhưng học nhiều mà không biết tổng hợp sẽ bị loạn!

Bí quyết của tôi là, suy nghĩ về những cái tổng quát nhất và luôn luôn phải tìm ra tại sao nó như thế thì mới nhớ lâu và áp dụng linh hoạt được. Tôi không học Toán –Lý –Hóa bằng cách học thuộc các công thức và các dạng bài tập, vì nó nhiều vô kể!

Đối với môn toán, là cách tư duy ngược vấn đề: Để giải quyết vấn đề này thì có thể có những cách nào? Theo mỗi cách phải có những điều kiện nào? Các yêu cầu của mỗi điều kiện là gì? Muốn làm được như vậy thì phải nắm rõ kiến thức nền. Từ đó có thể giải quyết được các yêu cầu cao hơn của bài toán.

Đối với vật lý và hóa học: với mỗi công thức, tôi tìm hiểu cách mà người ta lập ra nó, nó là 1 trường hợp chuẩn hay chưa (trong vật lý và hóa học có những trường hợp chuẩn mà người ta có thể bỏ qua 1 vài sự tác động để xây dựng công thức). Nếu 1 vấn đề được xây dựng trên trường hợp chuẩn thì phải xem xét trong trường hợp không chuẩn nó sẽ như thế nào. Các sách tham khảo hóa học thường viết theo các chuyên đề. Mà có rất nhiều chuyên đề. Nếu học thuộc các dạng chuyên đề để giải quyết bài toán thì sẽ bị rối. Vì thế tôi không học theo sách mà theo kinh nghiệm của các anh chị học khóa trước bày cho: nắm kỹ lý thuyết, sau đó hãy suy luận sẽ có những phản ứng, khả năng nào xảy ra trong trường hợp đó, trình tự các phản ứng sẽ như thế nào? Sau đó phân tích các khả năng và 1 chút tính toán của toán học sẽ giải quyết được bài toán. Một lần nữa chắc chắn rằng, phải nắm vững lý thuyết thì mới vận dụng được!

Đây là bí quyết học tập của tôi và các bạn. Nhưng không phải do tôi nghĩ ra, mà do anh, chị trong trường trên tôi 1 khóa bày cho khi tôi nói chuyện với các anh chị về vấn đề học hành. Tôi tin rằng nếu không thông minh nhưng có phương pháp học tốt vẫn đạt kết quả tốt.

Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là luôn chủ động đối với việc học của mình.Với chúng tôi, học để thoát nghèo, nhưng với tất cả mọi người học vì muốn chiếm lĩnh tri thức cho mình thì mới có động lực và quyết tâm. Và những học sinh nghèo như chúng tôi là bằng chứng.

Tôi đồng ý với tác giả của bài viết về nghị lực và ý chí quyết tâm cao của các học sinh - sinh viên xuất thân từ gia đình khó khăn ở các vùng quê.

Bản thân tôi cách đây 5 năm cũng đã từng là 1 trong những thí sinh như thế. Tôi đã từng mỗi ngày dậy từ 4h sáng xếp giỏ hàng ra chợ, bán tới 6h 30 tôi gửi cho người ta coi giùm để đi học rồi trưa hết giờ học tới mang đồ về. Buổi chiều tôi lại hì hục xay đậu (tôi làm đậu khuôn để bán ở chợ phụ giúp gia đình) rồi lại mang ra bán ở chợ chiều. 7h tối tôi mới về nhà. Hôm nào không đi bán hàng ngoài chợ thì tôi ra đồng. Có khi ruộng ngay cạnh trường, làm cỏ từ sáng đến đầu giờ chiều là rửa tay chân vào trường đi học luôn. Một vài người bạn có gia đình khá giả của tôi thậm chí còn không dám gặp tôi ở ngoài chợ vì sợ bị xấu hổ lây! Tôi chẳng thấy xấu hay ngượng ngùng gì cả, vì tôi lao động và làm việc chân chính để có tiền đi học thì có gì là đáng xấu hổ. Tôi cố gắng học tốt, vẫn là học sinh giỏi cấp trường, cấp Tỉnh.

Từ Thanh Hóa, tôi một thân một mình vào TPHCM thi Đại học bằng số tiền dành dụm khi đi bán hàng ngoài chợ. Không quen với món ăn và thời tiết, tôi bệnh đến nỗi ngày đầu tiên vào phòng thi là nằm gục xuống, không đứng dậy được. Nhưng ngay khi đề thi phát đến tay, giống như có 1 sức mạnh vô hình, tôi phải tỉnh dậy để làm và nhất quyết phải làm được. Bây giờ mỗi khi nghĩ lại khoảnh khắc ấy vẫn thấy nghẹn ngào. Tôi cũng thi đỗ cả 3 trường ĐH - Cao đẳng  với số điểm khá cao: 25- 29.5 -20 của ĐH Kinh tế TPHCM- Cao Đẳng tài Chính Kế Toán 4- Đại Học Nông Lâm Thành TPHCM.

Bạn của tôi, Châu, mồ côi bố, nhà nghèo đến mức không có tiền mua 1 bộ quần áo để đi học. Cái quần của bạn được cắt lại từ cái quần Kaki cũ màu xanh lá cây của mẹ bạn, nhưng nó vẫn còn rộng thùng thình, bên dưới ống quần màu rạ (rơm) còn ám màu vàng. Nhưng bạn tôi chẳng xấu hổ, học giỏi, kiên trì. Năm đó bạn thi đậu vào trường HV An Ninh.

Bạn tôi, Nhân, cũng mồ côi bố, mẹ làm ruộng. Hai mẹ con ở trong cái nhà tranh không đến 10 m2 ở sát bìa đồng. Ngày về trường lấy kết quả thi Đại Học, Nhân đậu ĐH Y Thái Bình với 27 điểm. Hai đứa nhìn nhau 1 hồi, rồi Nhân nói: “Không biết có đủ tiền nhập học năm nay không Thủy nhỉ?” Mẹ Nhân bán hết mới được 900 ngàn - Hai đứa tính kỹ khoảng 1,4 triệu (chỉ nộp học phí 1 kỳ và lệ phí nhập học khác).

Bạn tôi, Duy, 29 điểm ĐH Bách Khoa Hà Nội. SV lớp Cử Nhân tài Năng. Chỉ có mẹ. Mẹ là công nhân mất sức lao động từ khi Duy học cấp 2. Duy cũng cố gắng là số 1 của lớp, của thầy cô, của bạn bè.

Và tôi có tới vài trăm đứa bạn cùng khóa như thế nữa. Cách đây 6 năm, quả thật những người bạn nghèo đó đã phấn đấu hết mình và kết quả thi đã đền đáp cho họ!

Thường những nhà nghèo ở quê chẳng bao giờ ăn tối trước 7 giờ tối cả. Ăn cơm xong dọn dẹp xong cũng 9h tối rồi. Tôi thường học bài từ 9h tối đến 1-2 giờ sáng.

Bố mẹ tôi chưa bao giờ phải nhắc nhở tôi học. Chưa bao giờ ép tôi phải đạt các danh hiệu. Thậm chí để tôi tự do quyết định chọn trường đại học, tự quyết định hướng đi của mình. Nhưng bố mẹ luôn dặn tôi phải luôn là người có ý chí. Chì cần cố gắng hết mình, sau đó dù kết quả thế nào cũng không khiến ta hối hận.

Anh tôi, học cùng trường hơn tôi một khóa, cũng xuất thân như chúng tôi, trước khi đi học Đại học xa nhà, chỉ nhắn lại tôi một câu: "Hãy luôn chứng tỏ em là người có bản lĩnh!" Câu nói đó đã theo anh em chúng tôi 7 năm, như là kim chỉ nam trong cuộc sống của mình vậy!


Nguyễn Thị Thủy

 

LTS Dân trí - Bài viết trên nói lên những kinh nghiệm sống động, rất đáng tham khảo của những học sinh nghèo đã từng đạt kết quả cao qua các kỳ thi đại học.

Tựu trung những kinh nghiệm đó là lòng say mê học tập, ý thức chủ động thu xếp hợp lý thời gian để vừa lao động tốt vừa học tập tốt bằng cách học tập có phương pháp, luôn coi trọng tự học, đào sâu vấn đề, chủ động thảo luận và thi đua học tập với các bạn cùng lớp cũng như tiếp thu những kinh nghiệm hay của các anh chị lớp trước. Từ đó tạo ra cơ sở để tự tin vào năng lực bản thân cũng như kết quả phấn đấu sẽ đạt tới mục đích mong muốn. Đấy cũng là nguồn động lực to lớn giúp các em vượt qua mọi khó khăn và tin vào một tương lai tươi sáng!

 

 

                                                                                 Theo DanTri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nguyễn Anh Hùng luôn đổi mới phương pháp dạy học cà đưa công nghệ thông tin phục vụ bài giảng.
Hàng trăm ngàn thí sinh có điểm thi dưới mức điểm sàn phải chia tay giấc mơ vào ĐH.

Bộ GD&ĐT công bố điểm sàn ĐH, CĐ

Sáng 8-8, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố điểm sàn tuyển sinh ĐH, CĐ 2010. Theo đó, hệ đại học: khối A và D: 13 điểm; khối B và khối C: 14. Điểm sàn CĐ giảm 3 điểm tương ứng với từng khối.

Gần 650.000 thí sinh trượt ĐH

Theo thống kê của Vụ giáo dục ĐH thì với mức điểm sàn khối A, D: 13 và khối B, C:14 có khoảng 62% thí sinh, tương ứng với hơn 650.000 thí sinh, đã phải rời cuộc đua xét tuyển vào các trường ĐH.

Thêm một thí sinh điểm 30/30 có nguy cơ ngưng học

Mẹ bị bệnh về tim, không có tiền đi khám; nhà ba sào ruộng, bố đi làm phụ hồ, chạy ăn từng bữa thế nên dù đạt 30 điểm thi (cả điểm cộng) vào ĐH Ngoại thương Hà Nội, cánh cửa đại học vẫn đang chật vật với Đặng Nhật Phi.

Cô thủ khoa mê đọc sách hơn ăn cơm

Với phương châm sống “Không có sự cố gắng nào là không được đền đáp xứng đáng”, Đoàn Thị Vĩnh Hạnh đã chứng minh được rằng sự cố gắng trong học tập của em đã đạt kết quả tốt khi đỗ thủ khoa ĐH Y Huế (ĐH Huế) với 27,5 điểm (chuyên ngành Dược).

Huy chương Bạc Toán quốc tế từ chối ưu đãi nhân tài

Mặc dù được Đà Nẵng đồng ý cấp học bổng du học nước ngoài, nhưng Hiếu từ chối vì trong các lựa chọn mà thành phố đưa ra, không có lựa chọn dành cho niềm đam mê của mình.

Ðác Lắc đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS

UBND tỉnh Ðác Lắc vừa tổng kết mười năm công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PCGD THCS) và đón nhận Quyết định công nhận đạt chuẩn PCGD THCS của Bộ Giáo dục và Ðào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục